Đà Lạt đón cơn mưa 'vàng' kèm theo mưa đá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau nhiều tháng nắng hạn, TP Đà Lạt đón cơn mưa lớn vào chiều 31-3 nhưng kèm theo cả mưa đá ở một số khu vực.

Theo đó, cơn mưa lớn chiều 31-3 kéo dài gần 1 giờ tại TP Đà Lạt và nhiều xã của huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng). Cơn mưa khá nặng hạt đã giải nhiệt cho Đà Lạt và Lạc Dương sau nhiều tháng khô hạn từ trước Tết Nguyên đán 2024 đến nay.

Mưa đá được ghi lại tại đường An Bình, phường 3, TP Đà Lạt. Clip: The Lạt Vintage

Trong cơn mưa, vài khu vực của TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương cũng ghi nhận xuất hiện mưa đá khoảng 10 phút, hạt nhỏ cỡ bằng hạt đậu phộng. Trên một số trang mạng xã hội xuất hiện nhiều hình ảnh ghi lại mưa đá chất đống quanh vườn của người dân.

Nhiều tháng qua, nhiều địa phương của tỉnh Lâm Đồng nắng hạn nên xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Nhiều hồ, ao trữ nước cũng dần khô cạn gây ảnh hưởng đến sản xuất của nông dân.

Mưa lớn tại khu vực phường 8, TP Đà Lạt.
Mưa lớn tại khu vực phường 8, TP Đà Lạt.

Đặc biệt, mực nước hồ Đan Kia - hồ cung cấp nước sinh hoạt chính cho Đà Lạt và thị trấn Lạc Dương đã xuống rất thấp, thượng nguồn khô cạn gây nên tình cảnh thiếu nước sinh hoạt ở 2 địa phương này.

Người dân hi vọng sắp tới sẽ có nhiều cơn mưa "vàng" cải thiện tình trạng thiếu nước sinh hoạt cũng như cung cấp nước tưới cho canh tác nông nghiệp.

Người dân khai thông đường nước ở khu vực thấp trũng tránh ngập lụt.

Người dân khai thông đường nước ở khu vực thấp trũng tránh ngập lụt.

Hình ảnh mưa đá được một nông dân ở huyện Lạc Dương ghi lại vào chiều 31-3.

Hình ảnh mưa đá được một nông dân ở huyện Lạc Dương ghi lại vào chiều 31-3.

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.