Lan tỏa trên mạng xã hội:

Cựu binh Mỹ tìm người bộ đội VN để trả lại cuốn nhật ký giữ suốt 56 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một cựu binh Mỹ lưu giữ cuốn nhật ký của một người được cho là bộ đội VN quê ở Hà Tĩnh suốt hơn nửa thế kỷ và ông đã thông tin lên báo chí, mạng xã hội với mong muốn trả lại cho chính chủ nhân.

Giữ kỷ vật của người lính Việt suốt 56 năm

Ngày 27.1, Báo NorthJersey đăng câu chuyện một cựu binh Mỹ tên Peter Mathews (77 tuổi, ở TP.Bergenfield, bang New Jersey, Mỹ) hiện đang lưu giữ cuốn nhật ký của một người được cho là bộ đội VN quê ở Hà Tĩnh và mong muốn tìm kiếm tác giả cuốn nhật ký để trao lại kỷ vật. Thông tin này ngay sau đó truyền thông VN, các trang mạng xã hội dẫn nguồn chia sẻ với hy vọng vật về lại cố nhân.

Ngành chức năng làm việc với người thân của liệt sĩ Cao Văn Tuất để xác minh tác giả cuốn nhật ký. Ảnh: Thu Hà

Ngành chức năng làm việc với người thân của liệt sĩ Cao Văn Tuất để xác minh tác giả cuốn nhật ký. Ảnh: Thu Hà

Cuối năm 1967, ông Mathews tham gia chiến dịch ở Đăk Tô (Tây nguyên) thì tìm thấy cuốn sổ nhỏ trong một chiếc ba lô của bộ đội VN. Cuốn sổ có dòng kẻ, các trang giấy được trang trí hình vẽ hoa, phong cảnh rất công phu, đẹp mắt. Nội dung viết bên trong có thể là thơ, lời bài hát và nhật ký. Cuốn sổ được ông Mathews tìm thấy trong một ba lô dưới chân đồi 724, rải rác giữa rất nhiều ba lô và thi thể của một số người. Vì vậy, ông không biết chủ nhân của nó là ai, ở đâu, còn sống hay đã chết.

Ông Mathews không biết những dòng chữ viết tay có ý nghĩa gì, nhưng ông nhận thấy dường như đây là một cuốn nhật ký cá nhân nên cất giữ cho đến khi rời quân ngũ. Qua một vài người bạn biết tiếng Việt, ông Mathews bất ngờ khi biết trong cuốn nhật ký có ghi tên của người tên là Cao Xuan Tuat quê H.Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Nhiều khả năng đây chính là tác giả của cuốn sổ mà ông lưu giữ 56 năm qua.

Ông Mathews rất mong tìm được chủ nhân của cuốn sổ hoặc những người thân còn sống của người bộ đội VN này để trả lại. Ông cũng đã đăng một số trang trong cuốn sổ lên mạng xã hội với hy vọng có manh mối. "Tôi đã tìm thấy cuốn sổ 93 trang trong trận chiến ở đồi 724, Đăk Tô tháng 11.1967. Nay tôi rất mong muốn tìm được người thân của chiến sĩ này để trao trả", ông Mathews đăng trên tài khoản mạng xã hội.

Cuốn sổ viết nhật ký của người lính VN được cựu binh Mỹ lưu giữ hơn nửa thế kỷ. Ảnh: BÁO NORTHJERSEY

Cuốn sổ viết nhật ký của người lính VN được cựu binh Mỹ lưu giữ hơn nửa thế kỷ. Ảnh: BÁO NORTHJERSEY

Hà Tĩnh vào cuộc hỗ trợ cựu binh Mỹ

Ông Trần Nhật Tân, Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN tỉnh Hà Tĩnh, cho biết ngay sau khi nhận thông tin, đơn vị đã phối hợp với các cơ quan và chính quyền H.Kỳ Anh và TX.Kỳ Anh để xác minh. "Thông qua email, tôi cũng đã liên hệ được với tác giả bài viết đăng tải trên báo NorthJersey và liên hệ được với ông Mathews để nắm thêm thông tin phục vụ cho công cuộc tìm kiếm", ông Tân nói.

Hình ảnh người cựu binh Mỹ Peter Mathews trên báo NorthJersey. Ảnh CHỤP LẠI MÀN HÌNH

Hình ảnh người cựu binh Mỹ Peter Mathews trên báo NorthJersey. Ảnh CHỤP LẠI MÀN HÌNH

Cũng theo ông Tân, qua rà soát, ngành chức năng của tỉnh xác định có một liệt sĩ tên Cao Văn Tuất ở thôn Cao Thắng, xã Kỳ Xuân (H.Kỳ Anh) hy sinh năm 1967, gần giống với tên của người trong cuốn sổ nhật ký. Liệt sĩ Cao Văn Tuất có bố là Cao Văn Kế (đã mất), mẹ là Lê Thị Vỹ (đã mất) và 3 chị gái, hiện còn hai.

"Mặc dù liệt sĩ mà cơ quan chức năng xác minh được chỉ khác về tên đệm nhưng một số tên người thân mà tác giả ghi lại trong cuốn sổ trùng với người thân của liệt sĩ này. Hiện nay ngành chức năng vẫn đang tiếp tục xác minh thêm nhưng hầu hết thông tin chúng tôi xác định là khá trùng khớp với nhau", ông Tân chia sẻ và cho hay: "Nếu đúng vậy, có thể mời cựu binh Mỹ là ông Mathews sang VN trao trả lại kỷ vật và ông này cũng rất mong muốn như vậy".

Còn ông Hà Huy Mỳ (cháu của liệt sĩ Cao Văn Tuất), người chịu trách nhiệm hương khói cho người cậu liệt sĩ nhiều năm qua, nói: "Tôi được nghe bố mẹ kể lại cậu Tuất sinh năm 1942. Cậu đi bộ đội từ năm 1963, đến năm 1972 thì gia đình nhận được giấy báo tử từ đơn vị gửi về. Đến nay, dù nhiều nỗ lực nhưng gia đình vẫn chưa tìm được thông tin về phần mộ của cậu. Nếu cuốn nhật ký mà cựu binh Mỹ đang giữ chính là của cậu thì đây cũng là manh mối, gợi mở cho gia đình hướng đi để có thể sớm tìm kiếm được phần mộ".

Có thể bạn quan tâm

'Báu vật' của làng

'Báu vật' của làng

Hàng chục cây kơ nia trăm năm tuổi được người dân ở Bình Định ví như 'báu vật' được bảo vệ qua nhiều thế hệ. Địa phương đang lập hồ sơ đề nghị công nhận rừng kơ nia này thành rừng cây di sản VN.

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Cùng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và bảo đảm an ninh trên biển, thời gian qua, công tác dân vận luôn được cán bộ, chiến sĩ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa quan tâm triển khai hiệu quả, thực sự trở thành “điểm tựa” vững chắc để ngư dân an tâm vươn khơi bám biển.

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

(GLO)- Ở một “sân khấu” nhỏ trong căn nhà tại tổ 2 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), những bài ca cổ vào thập niên 80-90 của thế kỷ trước vẫn thường xuyên được cất lên bởi những người đam mê loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng vùng Nam Bộ.

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

(GLO)- Nói đến thung lũng Ia Drăng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nơi ghi dấu trận thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân ta ở Tây Nguyên. Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, vùng chiến địa năm xưa đang từng ngày “thay da, đổi thịt”.

Vững niềm tin chiến thắng

Vững niềm tin chiến thắng

(GLO)- Với niềm tin chiến thắng, những thầy thuốc kiên trung đã vượt mọi gian khổ, hy sinh cho đến ngày thống nhất đất nước. Trong tháng Tư lịch sử này, nhớ lại những năm tháng cống hiến sức trẻ vì độc lập, tự do của Tổ quốc, ai cũng xúc động xen lẫn tự hào.

Những người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

E-magazineNhững người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

(GLO)- Đồng hành cùng sự sáng tạo, đổi mới của người trẻ, các tổ chức Đoàn-Hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai không chỉ là điểm tựa vững chắc mà còn trở thành bệ phóng, giúp họ tự tin bứt phá, vượt qua giới hạn bản thân và lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc sâu rộng trong cộng đồng.

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.