Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh: Cần có cơ chế hợp lý để phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ) được xem là một trong những nơi tạo động lực phát triển giao thương trên tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia. Song, vài năm trở lại đây chỉ từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau cửa khẩu hoạt động nhộn nhịp khi người dân hai cửa khẩu giao thương nông sản, còn lại là những ngày đìu hiu, buôn bán ế ẩm.

 Ảnh: Đinh Yến
Ảnh: Đinh Yến

Một ngày giữa tháng 5-2015, chúng tôi có mặt ở Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Sau 10 phút dạo một vòng quanh cửa khẩu, chúng tôi không tin ở một cửa khẩu quốc tế lại buồn tẻ và đìu hiu đến thế. Hiện tại, ở cửa khẩu được đầu tư khá quy mô, như: trụ sở Ban Quản lý Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, Nhà khách Công ty TNHH một thành viên cà phê 15, Nhà hàng Huy Phương, địa điểm tập kết kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty TNHH một thành viên Bảo Hoàng, chợ cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh... Song dù mới 10 giờ sáng mà quang cảnh ở cửa khẩu vắng bóng người qua lại.

Trao đổi với một số hộ dân ở cửa khẩu, bà Lê Thị Hồng Sâm, là người có mặt ở đây 20 năm nay, kể: Trước đây, cửa khẩu chưa được đầu tư khang trang, bài bản như hiện nay thì việc buôn bán qua lại của người dân 2 nước khá thuận lợi. Cứ mùa nào thứ nấy, bà con Việt Nam- Campuchia cùng nhau trao đổi hàng hóa, cửa khẩu nhộn nhịp quanh năm. Song, từ năm 2000 đến nay, tỉnh ta xây dựng cửa khẩu trở thành Cửa khẩu Quốc tế thì việc buôn bán trở nên khó khăn, thủ tục giấy tờ, cơ chế chính sách khắt khe, phức tạp lắm. Vì vậy, việc buôn bán, qua lại của người dân giữa hai nước cũng khó hơn, do đó mà cửa khẩu bây giờ trở nên vắng vẻ.

Chợ Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh được đầu tư xây dựng khá khang trang, 2 tầng, đi vào hoạt động từ năm 2007. Song đến nay, chợ chỉ có 4 sạp hàng kinh doanh một số mặt hàng đồ gia dụng, điện và nhu yếu phẩm, còn lại 90% diện tích trống, mạng nhện mọc chằng chịt, cơ sở vật chất đang từng ngày xuống cấp trầm trọng. Bà Huỳnh Thị Thảo, một trong 3 hộ đang buôn bán ở chợ này, cho biết: “Trước đây, khi chợ mới đi vào hoạt động cũng có nhiều hộ đến đăng ký kinh doanh, dần dần không có khách, họ bỏ đi hết. Chỉ còn mình gia đình tôi, con cái ở đây hết, nếu bỏ đi không biết làm gì, lấy nhà đâu mà ở. Thôi cứ bám trụ ở cái chợ này cho qua ngày đoạn tháng”.

Ngay như nhà hàng Huy Phương trước đây người ra vào ăn uống tấp nập, nay cũng ế ẩm phải đóng cửa. Một số quán cơm, quán nước cả ngày cũng chỉ đón được một vài khách vãng lai ghé vào. “Nếu không duy trì buôn bán thì ở cửa khẩu này biết làm gì. Người bán thì nhiều mà người mua có ai đâu. Chẳng qua chỉ bán phục vụ lẫn nhau trong 57 hộ, 164 khẩu ở thôn cửa khẩu, xã Ia Dom (huyện Đức Cơ), còn lại là sự giao thương giữa người dân hai nước Việt Nam-Campuchia (trừ mùa vụ) rất ít”-bà Lê Thị Hồng Sâm nói.

 Cùng với chợ, Bến xe khách Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh cùng chung cảnh ngộ. Hàng ngày, bến xe này chỉ có vài ô tô chở khách và hàng hóa từ TP. Pleiku lên cửa khẩu hoặc có một vài xe độ chế của người dân Campuchia qua lại mà thôi.

Cửa khẩu hiện có đầy đủ những dịch vụ đáp ứng nhu cầu cho một cửa khẩu phát triển. Song, theo đánh giá của một số doanh nghiệp thì Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đang bị tụt hậu so với những cửa khẩu quốc tế ở một số tỉnh, thành khác.

Mạnh dạn bỏ vốn đầu tư địa điểm tập kết kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu ở ngay cửa khẩu này, ông Trương Huy Bảo-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Bảo Hoàng, nhận định: Thời buổi kinh tế thị trường, nếu làm ăn trái với quy định Nhà nước thì doanh nghiệp chịu thiệt chứ không ai thiệt hết. Song có một thực tế đang tồn tại ở cửa khẩu này là cơ chế của chúng ta chưa thông thoáng. Hiện nay, tại sao người dân Campuchia khi bán số lượng hàng hóa lớn họ đều phải vượt 700-800 cây số sang tận cửa khẩu quốc tế Hoa Lư (Bình Phước) để bán, trong khi chỉ cần đi 80 cây số là sang tới Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh mà họ không qua? Có thể, vì thủ tục hành chính của cửa khẩu phía Việt Nam còn rườm rà, nên người dân Campuchia không muốn qua giao thương. Bởi vậy, khi Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh có địa điểm tập kết hàng hóa để xuất nhập khẩu là lợi thế cho những doanh nghiệp lớn mạnh dạn về cửa khẩu buôn bán. Bảo Hoàng sẽ đáp ứng dịch vụ kho bãi cho các doanh nghiệp có nhu cầu, đồng thời tạo mọi điều kiện về thủ tục hải quan, giấy tờ khi các doanh nghiệp này có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa đi các nước.

Theo bà Lê Thị Hồng Sâm, thì: Để cửa khẩu phát triển thì cần phải có cơ chế chính sách thông thoáng, giảm thủ tục hành chính tạo điều kiện cho người dân 2 bên qua lại dễ dàng, khi đó, vừa lợi cho việc làm ăn, vừa giữ được giao thương giữa 2 nước; kinh tế sẽ phát triển vững mạnh.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.