Cú hẫng cần thiết của Olympic Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiến thắng nhọc nhằn trước Bahrain có thể giúp Olympic Việt Nam và phần nào đó là người hâm mộ tĩnh lại, để có thể tiến xa hơn trong tương lai.
Từ VCK U23 châu Á 2018 (Trung Quốc) tới Asiad 2018 (Indonesia), bóng đá Việt Nam đang trong những ngày tháng ngập tràn cảm xúc tươi đẹp. Đội bóng của HLV Park Hang Seo đã tạo lập nhiều cột mốc mới trong lịch sử, từ đó nhận được sự yêu mến của cả triệu triệu người hâm mộ.
Các cầu thủ Olympic Việt Nam ăn mừng bàn thắng trước Bahrain.
Các cầu thủ Olympic Việt Nam ăn mừng bàn thắng trước Bahrain.
Ít ai có thể nghĩ, Olympic Việt Nam lại đánh bại Nhật Bản để chiếm ngôi nhất bảng D một cách ngạo nghễ. Tôi chắc chắn rằng nhiều người trong chúng ta đã quên một thực tế, các đối thủ của Olympic Việt Nam đều là những đội bóng trẻ. Trong khi đó, đội quân của HLV Park Hang Seo chỉ cần bổ sung 2 hoặc 3 tuyển thủ quốc gia thì thực sự đã thành đội lớn.
Chiến thắng đầy khó nhọc trước Bahrain, đội bóng vốn dĩ cũng mang thành phần U21 tham dự Asiad 2018, chắc chắn là một cú hẫng cần thiết cả về chuyên môn lẫn cảm xúc, để Olympic Việt Nam giữ được sự cân bằng, thay vì bị đẩy lên quá cao bởi những lời tung hô đang bủa vây.
Chúng ta đã nhất bảng D, nhưng các đối thủ khác trong khu vực như Indonesia và Malaysia cũng làm được chuyện tương tự. Malaysia thậm chí gây sốc khi đánh bại đương kim vô địch Hàn Quốc ở bảng E. Và có một sự thật, các đội tuyển Việt Nam vẫn phải rất chật vật khi đối đầu với những đối thủ trong khu vực Đông Nam Á.
Olympic Việt Nam đang có nhiều tiến bộ. Những Công Phượng, Lương Xuân Trường, Quang Hải, Duy Mạnh… qua nhiều giải đấu sát cánh bên nhau đang tạo nên một tập thể đoàn kết, vững mạnh cả về ý chí lẫn chuyên môn.
Bóng đá trẻ Việt Nam đã có những bước chuyển tích cực để từ đó tạo nên một thế hệ cầu thủ nhiều tiềm năng. Nhưng chừng đó là chưa đủ để Việt Nam có thể chủ quan khi đánh giá về thực lực của chính mình. Để xây dựng nên một nền bóng đá mạnh, chúng ta cần sự kết hợp của rất nhiều yếu tố, từ cơ sở vật chất tới đầu tư, định hướng phát triển…Tất cả, Việt Nam đều chưa có gì vượt trội hơn, thậm chí vẫn còn thua xa so với nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Đánh giá đúng thực tế nền bóng đá không chỉ giúp những người làm bóng đá có những bước đi chính xác, mà còn giúp giới hâm mộ tránh rơi vào trạng thái như lâu nay vẫn nói, “khi thắng tung hô, khi thua vùi dập, chỉ trích”, thậm chí mạt sát rất nặng nề.
Những ngày qua ở Asiad 2018, tôi cứ nghĩ tới trường hợp của Công Phượng. Sau khi thực hiện không thành công 2 quả đá 11m ở trận ra quân với Pakistan, dù sau đó vẫn ghi bàn và trước đó chơi không quá tệ so với các đồng đội, Công Phượng vẫn hứng chịu vô vàn chỉ trích. Nhiều lời bình vượt qua cả phạm vi chuyên môn.
Không ai nhớ tới những lúc Công Phượng ghi bàn vào lưới các đội bóng của Indonesia, Úc, Nhật Bản… đem lại cảm giác vui sướng cho cả triệu người. Nó cũng hệt như cách nhiều người chỉ trích bầu Đức, mà quên bẵng những gì HAGL đã đóng góp cho bóng đá Việt Nam. Không ai nghĩ rằng Công Phượng phải là người mong muốn nhất có thể ghi bàn, lập công cho Olympic Việt Nam. Anh chắc chắn cũng là người buồn nhất khi bỏ lỡ cơ hội. Người ta dè bỉu Phượng, cũng hệt như cách một bộ phận nghiệt ngã với Văn Quyết, khi anh đang cống hiến sức của mình cho ĐTQG.
Tới trận đấu với Bahrain thì Công Phượng ghi bàn, một bàn thắng có giá trị quý hơn vàng khi đưa Olympic Việt Nam lần đầu vào Tứ kết 1 kỳ Á vận hội!
Trong bóng đá, thắng thua gắn liền với nay khen, mai chửi là chuyện không hề lạ trên thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam. Một Otto Rehhagel từng được người Hy Lạp phong thánh khi đưa đội bóng “hạt tiêu” lên đỉnh châu Âu, nhưng vẫn có lúc phải chấp nhận ra đi với nhiều tủi hờn khi đội thất bại. Tôi không cho rằng đấy là sự bạc bẽo của bóng đá như nhiều người vẫn nói, mà là quy luật vận động bình thường trong cuộc sống. Nhưng sự khác biệt giữa cộng đồng này với cộng đồng khác là sự hàm ơn, biết nhớ tới những gì cho và nhận.
Chiến thắng nhọc nhằn trước Bahrain không hề là vô giá trị, khi nó có thể giúp cho bóng đá Việt Nam vỡ ra nhiều điều.
Anh Quốc (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Hào hứng chinh phục cung đường Half Marathon Chư Pưh

Hào hứng chinh phục cung đường Half Marathon Chư Pưh

(GLO)- Sáng 8-12, hơn 850 vận động viên (VĐV) trong và ngoài tỉnh đã hội tụ về Giải chạy Half Marthon Chư Pưh 2024 lần thứ I với chủ đề “Bước chạy xanh-Thân thiện với môi trường”. Các chân chạy đều hào hứng khi được chinh phục cung đường đẹp nhưng đầy thử thách của vùng đất phía Nam tỉnh Gia Lai.

Hoàng Anh Gia Lai tuyển sinh cầu thủ trẻ

Hoàng Anh Gia Lai tuyển sinh cầu thủ trẻ

(GLO)- Chiều 5-12, Câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) cho biết sẽ tiến hành tuyển sinh cầu thủ trẻ tại Gia Lai nhằm tìm kiếm lứa cầu thủ kế cận cho đội bóng thông qua sự kiện Festival “Chiến binh tương lai HAGL”.

Tennis là một trong những môn thể thao bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự phát triển của pickleball. Ảnh: L.V.N

Pickleball “lấn sân” tennis

(GLO)- Pickleball đang có sự phát triển mạnh mẽ trong cả nước và Gia Lai cũng không ngoài cuộc. Môn thể thao mới này thậm chí còn “lấn sân” những môn thể thao truyền thống, đặc biệt là tennis.

Nữ võ sĩ 15 tuổi lên tuyển trẻ quốc gia

Nữ võ sĩ 15 tuổi lên tuyển trẻ quốc gia

(GLO)- Ngay từ khi còn nhỏ, em Hà Thị Anh Minh (SN 2009, làng Mook Trê, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã phải chịu bao vất vả, khó khăn. Song với nghị lực cùng sự quyết tâm, nữ võ sĩ 15 tuổi này đang là một trong những tài năng trẻ của Taekwondo Gia Lai cũng như đội tuyển trẻ quốc gia.

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.