Công ty 75: Chăm lo đời sống người lao động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mặc dù hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn do giá mủ cao su giảm nhưng Công ty TNHH một thành viên 75 (Binh đoàn 15) đã từng bước khắc phục khó khăn để chăm lo đời sống người lao động, giúp họ yên tâm gắn bó với đơn vị.
Như thường lệ, đúng 1 giờ sáng, chị Ksor Thil (công nhân Đội 15) lại mang dụng cụ lên vườn bắt đầu công việc thường ngày của người thợ khai thác mủ cao su. “Trước đây, nhà mình khổ lắm, chồng phải đi làm thuê nhưng vẫn không đủ ăn. Mình thì bận trông con nhỏ nên không đi làm được. Thật may, mình được Công ty 75 tuyển vào làm công nhân, con được gửi tại nhà trẻ. Từ khi đi cạo mủ, tuy vất vả, thức khuya dậy sớm nhưng bù lại mình có thu nhập ổn định”-chị Ksor Thil tâm sự.
 Lãnh đạo Công ty 75 trao nhà “Mái ấm Công đoàn” cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: H.H
Lãnh đạo Công ty 75 trao nhà “Mái ấm Công đoàn” cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: H.H
Không chỉ gia đình chị Ksor Thil mà gần 2.800 người lao động, trong đó có 1.579 công nhân là người dân tộc thiểu số của Công ty 75 đã có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Công ty còn xin chủ trương của cấp trên xây dựng dãy nhà tập thể với kinh phí hơn 2 tỷ đồng để những người lao động hoàn cảnh khó khăn có nơi ở, yên tâm công tác. Những căn nhà khang trang, rộng rãi như tiếp thêm sức mạnh, niềm tin để người lao động hăng hái lao động sản xuất, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
 
Thượng tá Trịnh Hà Tâm-Giám đốc Công ty 75: “Dù điều kiện khó khăn nhưng Công ty luôn xác định tất cả vì người lao động. Trong các hoạt động, Công ty luôn nỗ lực tiết kiệm chi tiêu đến mức thấp nhất. Chính nhờ điều đó mà trong năm nay, mặc dù giá mủ cao su trên thị trường thấp nhưng Công ty vẫn giữ nguyên đơn giá sản phẩm, đảm bảo lương, thưởng kịp thời cho người lao động”.

Ngoài ra, để thu hút và đảm bảo đời sống cho người lao động tại Campuchia, Công ty đã tiến hành xây dựng và đưa vào sử dụng khu tập thể công nhân tại xã Tà Lao, xã Ma Lích (huyện Đun Mia, tỉnh Ratanakiri) với kinh phí đầu tư gần 330 triệu đồng. Đặc biệt, trong năm 2018, Công ty đã đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng các công trình nhằm phục vụ, nâng cao chất lượng đời sống của công nhân. Mặt khác, để đảm bảo sức khỏe cho người lao động, Công ty đã tiến hành tu sửa và xây dựng 3 phân viện thuộc Bệnh xá Công ty (một phân viện tại Campuchia, Phân viện 706 tại xã Ia Din, huyện Đức Cơ và Phân viện 707 tại xã Ia O, huyện Ia Grai). Mỗi phân viện có 1 phòng khám và 1 phòng điều trị với 6 giường bệnh, được trang bị máy siêu âm, máy xét nghiệm sinh-hóa, máy Xquang. Hàng tuần, Bệnh xá Công ty cũng luân chuyển y-bác sĩ xuống trực tại các phân viện để khám-chữa bệnh cho người lao động. Bên cạnh đó, Công ty còn đầu tư tu sửa, làm mới nhà trẻ ở các đơn vị; bổ sung trang-thiết bị, đồ chơi và dụng cụ học tập để con em của người lao động được học, sinh hoạt trong môi trường khang trang, sạch đẹp.
Với tiêu chí lấy người lao động làm gốc và là động lực thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty 75 đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm chăm lo đời sống tinh thần người lao động. Công ty đã tổ chức 2 đợt tham quan nghỉ dưỡng tại Quy Nhơn cho công nhân; hỗ trợ người lao động khi gặp khó khăn; chăm lo cho con em người lao động, nhất là trong dịp Quốc tế Thiếu nhi 1-6, Tết Trung thu...
Hoàng Hiền

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.