Công trình thủy lợi Ia Mláh: Thiếu kênh mương nội đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mặc dù công trình thủy lợi Ia Mláh đã hoàn thành, hệ thống kênh mương chính cũng đã hoàn tất nhưng không thể vào ruộng được. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tréo ngoe này là hệ thống kênh mương nội đồng chưa xây dựng.
Dọc hai bên đường vào các xã Ia Mláh, Đất Bằng, Phú Cần, Ia Rmok và thị trấn Phú Túc (huyện Krông Pa, Gia Lai), các cánh đồng bỏ hoang vì không có nước tưới. Tranh thủ những cơn mưa đầu mùa, một số nông dân tiến hành gieo trồng đợt I, nhưng nắng nóng kéo dài làm cho hoa màu vừa gieo trồng bị cháy khô.
 Kênh chính N11 chuẩn bị hoàn thành. Ảnh: A.K
Kênh chính N11 chuẩn bị hoàn thành. Ảnh: A.K
Ông Đinh Xuân Duyên- Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT, cho biết: Hơn 3.000 ha mè, đậu các loại, mì gieo trồng sớm có khả năng mất trắng. Lượng mưa của những tháng đầu năm 2010 chỉ 103,2 mm, xấp xỉ 40% so với lượng mưa cùng kỳ năm ngoái. Mì giống để chuẩn bị trồng cho vụ mùa do nắng nóng bị khô không thể trồng được nên khả năng thiếu giống sản xuất vụ mùa là rất lớn.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, sở dĩ xảy ra tình trạng khô hạn là do kênh mương nội đồng của công trình thủy lợi Ia Mláh chưa được xây dựng. Ông Đỗ Hữu Thu- Trưởng ban Quản lý dự án Thủy lợi Ia Mláh, cho biết: 17 km kênh mương chính đến nay cơ bản đã hoàn thành và bàn giao cho Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi (chỉ còn kênh N29 do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng nên chưa xây dựng hoàn chỉnh). Tuy vậy, đến nay hệ thống kênh mương nội đồng chưa xây dựng.
Công trình thủy lợi Ia Mláh được thiết kế với năng lực tưới 5.150 ha trên địa bàn 5 xã và thị trấn Phú Túc, tổng lưu lượng nước 2 triệu m3/giây. Trong đó, diện tích tưới tự chảy là 3.862 ha, tưới tạo nguồn 1.288 ha. Ngoài ra công trình này đồng thời còn phục vụ nước sinh hoạt cho 36.000 dân trên địa bàn huyện.
Hệ thống kênh mương nội đồng (phục vụ tưới cho những cánh đồng có diện tích dưới 150 ha) do UBND tỉnh  làm chủ đầu tư. Huyện Krông Pa được giao nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, khai hoang các cánh đồng và đầu tư hệ thống kênh mương tưới nhỏ hơn (các cánh đồng có diện tích dưới 50 ha).
Kinh phí xây dựng toàn bộ hệ thống kênh mương của công trình thủy lợi Ia Mláh là 723 tỷ đồng. Trong đó, hệ thống kênh chính đầu tư xây dựng 498 tỷ đồng còn hệ thống kênh mương nội đồng do UBND tỉnh làm chủ đầu tư là 223 tỷ đồng. Cũng theo ông Đỗ Hữu Thu, nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trên là do việc lập hồ sơ, tổ chức đấu thầu, phê duyệt. Hiện nay, hệ thống kênh mương này vẫn chưa triển khai thi công.
 
Công trình thủy lợi Ia Mláh được đầu tư xây dựng với nguồn kinh phí khá lớn. Công trình đầu mối đã hoàn thành, hệ thống kênh chính cũng đã hoàn tất. Chỉ vì sự chậm trễ trong triển khai xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng mà những cánh đồng hàng trăm ha trong vùng bị thiếu nước tưới. Nếu UBND tỉnh không chỉ đạo quyết liệt thì có lẽ sự bất cập này còn kéo dài thêm nhiều năm nữa.
Anh Khoa

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.