Công chức tự bỏ tiền học thạc sĩ, tiến sĩ mới công bằng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Hà Nội dự kiến chi 61,6 tỉ đồng để cử công chức đi học thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước.
 

 

 Xã hội có quá nhiều thạc sĩ, tiến sĩ lò ấp
Xã hội có quá nhiều thạc sĩ, tiến sĩ lò ấp



Cụ thể, Hà Nội sẽ cử đi đào tạo sau đại học tại các nước tiên tiến với công chức, viên chức không quá 35 tuổi thuộc các sở. Chỉ tiêu là 30 người gồm 5 tiến sĩ và 25 thạc sĩ.

Cử đi đào tạo sau đại học ở trong nước công chức, viên chức. Chỉ tiêu đào tạo 240 người gồm 40 tiến sĩ và 200 thạc sĩ.

Người dân đã nghe quá nhiều về các đề án đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ nhưng hiệu quả là vấn đề đáng nói.

Điển hình như đề án 911, được đầu tư 14.000 tỉ đồng để đào tạo 23.000 tiến sĩ, đề án này dừng nửa chừng. Đề án 322 "Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước", dự định diễn ra trong 5 năm (2000 - 2005) nhưng sau đó kéo dài 10 năm với tổng kinh phí hơn 2.500 tỷ đồng. Kết quả là số tiến sĩ tốt nghiệp chỉ chiếm 50% số gửi đi học. Hơn 30% số người về nước không trở lại cơ quan cũ làm việc.

Một số địa phương cũng có đề án cử cán bộ công chức đi đào tạo sau đại học, nhưng cũng lùm xùm kiện cáo vì nhiều người đi không về. Đà Nẵng là một ví dụ về kiện "nhân tài" bồi thường kinh phí.

Câu hỏi đặt ra là tại sao lại cử cán bộ, công chức đi học sau đại học?

Công chức đi làm thì phải hoàn thành nhiệm vụ, lãnh lương thì phải làm đúng giờ, đủ ngày công lao động. Còn ai muốn học để lấy bằng cấp thì tranh thủ học thêm ngoài giờ làm việc, đó mới công bằng.

Đúng là sự học thì không có chỗ dừng, ai cũng phải học hành, rèn luyện liên tục để cập nhật kiến thức, phục vụ cho công việc và tiến bộ bản thân.

Về cập nhật kiến thức chuyên môn, các cơ quan, đơn vị tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn kỹ năng, đó là việc đương nhiên phải làm. Còn cá nhân ai có nhu cầu đi học để lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ thì tự mình lo, không thể có chuyện chi ngân sách cho cán bộ, công chức đi học.

Bao nhiêu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn cũng phải bỏ tiền đóng học phí, vậy thì công chức đi học sau đại học bằng tiền nhà nước là không công bằng.




https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/cong-chuc-tu-bo-tien-hoc-thac-si-tien-si-moi-cong-bang-1048416.ldo

Theo Lê Thanh Phong  (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Nếu có dịp nào đó chuyện trò với những sinh viên từng trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp trong một kỳ thực tập hoặc một trong những buổi học theo mô hình "học phần doanh nghiệp", chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ cả về phía nhà trường lẫn về phía doanh nghiệp.