Công bố QĐ và đón nhận Bằng Di tích LS cấp tỉnh Điểm cao 1015-1049

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 21/4, huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) tổ chức Lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng Di tích lịch sử cấp tỉnh Điểm cao 1015 - 1049 (thuộc các xã Rờ Kơi và Hơ Moong, huyện Sa Thầy).
 
Đồng chí Trần Thị Nga - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum trao Bằng công nhận Di tích lịch sử cấp tỉnh Điểm cao 1015 - 1049 cho lãnh đạo huyện Sa Thầy. Ảnh: Phi Em
 Quán triệt chủ trương, đường lối lãnh đạo kháng chiến của Trung ương Đảng, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên, từ ngày 30/3/1972, Trung đoàn Bộ binh 52, Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 48), Tiểu đoàn 19 đặc công thuộc Sư đoàn 320A phối hợp cùng với quân và dân địa phương tiến hành đánh chiếm Điểm cao 1049 (Delta) là điểm chốt quan trọng nhất nằm trên dãy liên hoàn phía tây sông Pô Kô do Tiểu đoàn Dù 2 của Ngụy quân chốt giữ. Cùng với sự hỗ trợ của bộ đội đặc công, ngày 3/4/1972, quân ta đánh chiếm cứ điểm này, làm cho Tiểu đoàn Dù 2 thất thủ, phần lớn bị tiêu diệt và tháo chạy.
Ngày 12/4/1972, Trung đoàn Bộ binh 64 (Sư đoàn 320A) nổ súng tấn công Điểm cao 1015 (Saclie) là điểm chốt rất quan trọng trên dãy Ngọc Ring Rua, kiểm soát và chi phối được một vùng rộng lớn: Đăk Tô - Tân Cảnh, Sa Thầy, Kon Tum… Sau 4 ngày chiến đấu ngoan cường, anh dũng, bất chấp hy sinh, quân ta đã làm chủ hoàn toàn trận địa, tiêu diệt gọn Tiểu đoàn Dù 11 của Ngụy quân; thu được 160 súng các loại, trang thiết bị thông tin, quân trang, quân dụng, bắn rơi 20 máy bay các loại.
Chiến thắng trong các trận đánh tại Điểm cao 1015 - 1049 có ý nghĩa to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của quân và dân ta, quyết định đến sự thắng lợi, tác động đến việc buộc Đế quốc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán ký kết Hiệp định Pari tháng 1/1973, tạo điều kiện thuận lợi để quân ta tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975.
Xuất phát từ tình cảm và trách nhiệm của những người còn sống, thể hiện lòng tri ân đối với những người đã hy sinh trong các trận đánh nêu trên, các cựu chiến binh Sư đoàn 320 đã quyên góp vật chất, góp công xây dựng 2 Nhà bia tưởng niệm tại 2 Điểm cao 1049 và 1015.
2 Nhà bia tọa lạc trong khuôn viên trang trọng. Mỗi Nhà bia rộng 269m2 với các hạng mục: bia đá, nhà bia, khuôn viên, có kiến trúc hài hòa, mang đậm bản sắc truyền thống và hiện đại, thể hiện sự sâu lắng, ấm áp, nghĩa tình, trang nghiêm và tôn kính.
Tại buổi lễ, lãnh đạo UBND huyện Sa Thầy cảm ơn các cơ quan, ban, ngành, nhân dân, cựu chiến binh Sư đoàn 320 đã đóng góp công sức, tiền của xây dựng 2 Nhà bia tưởng niệm tại Điểm cao 1015 - 1049. Đại diện Ban liên lạc truyền thống Sư đoàn 320 cũng đã phát biểu ôn lại những kỷ niệm không thể nào quên trong các trận đánh; đồng thời mong muốn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Sa Thầy cố gắng gìn giữ, chăm sóc, tăng cường giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.
Trước đó, ngày 4/3/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum - Nguyễn Văn Hòa đã ký Quyết định số 112/QĐ-UBND xếp hạng, công nhận Điểm cao 1015 - 1049 (thuộc xã Rờ Kơi và xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy) là Di tích lịch sử cấp tỉnh.
Phi Em (ĐCSVN)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null