Công bố danh sách rút gọn giải Văn chương châu Á

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giải văn chương danh giá nhất châu Á 2012 (Man Asian Literary Prize) ngày 9-1 đã công bố danh sách 5 cuốn sách lọt vào chung khảo, trong đó tiểu thuyết của các tác giả nổi tiếng từng đoạt giải Nobel Orhan Pamuk.
 

Nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ từng đoạt Nobel Orhan Pamuk.
Nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ từng đoạt Nobel Orhan Pamuk.

Danh sách rút gọn này được lựa chọn từ một danh sách dài gồm 15 tác phẩm đã vượt qua vòng sơ khảo. Khoảng 106 tác phẩm đã được gửi tới một ban giám khảo do nhà phê bình văn chương, nhà báo Maya Jaggi, đứng đầu.

Các tác phẩm được lựa chọn từ 35 quốc gia, trong khi giải thưởng sẽ phải tìm một nhà tài trợ mới từ năm tới sau khi Man Group, có trụ sở tại London, chấm dứt gây quỹ cho chương trình từ năm tới.

Giáo sư David Parker, giám đốc điều hành giải Văn chương châu Á, đã ca ngợi cái mà ông gọi là "sự lựa chọn xuất sắc" các cuốn sách đã giúp các nhà xuất bản địa phương và các nhà xuất bản quốc tế lớn hơn xích lại gần với nhau.

"Một vài người trong số các nhà văn này đã được tôn vinh ở đất nước họ và được công nhận trên quy mô quốc tế. Nhưng trước đây chúng tôi chưa từng nhìn nhận họ với tư cách một nhà văn châu Á" - Parker nói.

 

Nhà văn Ấn Độ Jeet Thayil với cuốn
Nhà văn Ấn Độ Jeet Thayil với cuốn "Narcopolis".

Trường hợp Parker nhắc tới là của nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuuk, người giành giải Nobel Văn chương năm 2006. Tác phẩm của ông được đề cử giải Vương chương châu Á lần này là "Silent House," một trong những sáng tác đầu tay của Pamuk, nhưng tới gần đây mới lần đầu tiên được dịch sang tiếng Anh.

Các tác phẩm khác được xét trao giải khác gồm có 2 cuốn sách từng được đưa vào danh sách rút gọn trao giải Man Booker 2012 cho tác phẩm Văn chương hư cấu hồi tháng 10 năm ngoái.

Đó là cuốn "Narcopolis" của Jeet Thayil (Ấn Độ) và "The Garden of Evening Mists" của Tan Twan Eng (Malaysia). Trong cuốn tiểu thuyết đầu tay "Narcopolis", Thayil đã viết về nạn nghiện ma túy lan tràn và tác động của nó tại Mumbai trong hơn 3 thập kỷ.

Trong khi đó, cuốn "The Garden of Evening Mists" theo chân một cử nhân luật trẻ tuổi, người mới phát hiện một khu vườn Nhật Bản duy nhất ở Malaya, chủ nhân bí mật kiêm người sáng tạo ra khu vườn.

Cuốn sách khác xuất hiện trong danh sách là "The Briefcase" của Hiromi Kawakami (Nhật Bản), kể về mối quan hệ tình cảm giữa một nhân viên văn phòng gần 40 tuổi và cô giáo dạy văn cũ đã về hưu của anh này.

Cuốn "Between Clay and Dust" của nhà văn Pakistan Musharraf Ali Farooqi lại đặt trong bối cảnh một thành phố Pakistan vô danh sau khi tách khỏi Ấn Độ và theo chân một cựu vô địch đô vật. "Câu chuyện của Farooqi rất cảm động bởi sự giản dị mộc mạc và những giằng xé bên trong nó" - Jaggi đánh giá. Jaggi và các giám khảo khác gồm tiểu thuyết gia từng đoạt giải người Mỹ gốc Việt Monique Truong và nhà văn Ấn Độ Vikram Chandra sẽ lựa chọn cuốn sách đoạt giải.

Lễ công bố giải thưởng sẽ diễn ra vào ngày 14-3. Dịch giả chuyển ngữ cuốn sách trúng giải sẽ được thưởng 5.000 USD.

Giải Văn chương châu Á bắt đầu từ năm 2007 và được trao cho một tiểu thuyết hay nhất do một nhà văn châu Á viết bằng tiếng Anh, hoặc chuyển ngữ sang tiếng Anh.

Giải Văn chương châu Á 2011 đã được trao cho nhà văn Hàn Quốc Kyung-Sook Shin với cuốn "Please Look After Mom", một câu chuyện kể về hành trình tự vấn lương tâm của gia đình sau khi người mẹ già của họ mất tích. Cuốn sách đã bán được hơn 2 triệu bản.

Danh sách rút gọn giải Văn chương châu Á 2012:

- "Between Clay and Dust" - Musharraf Ali Farooqi (Pakistan)
- "The Briefcase" - Hiromi Kawakami (Nhật Bản)
- "Silent House" - Orhan Pamuk (Thổ Nhĩ Kỳ)
- "The Garden of Evening Mists" - Tan Twan Eng (Malaysia)
- "Narcopolis" - Jeet Thayil (Ấn Độ).

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.