Công an xác minh nam thanh niên nhảy nhót trên tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nam thanh niên đeo mặt nạ, cầm gậy trèo lên xe tăng nhảy nhót ở tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột, mô phỏng các hành động như "Tôn Ngộ Không"

Ngày 6-10, một lãnh đạo UBND TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết đã nắm thông tin trên mạng xã hội đăng tải đoạn clip 1 thanh niên trèo lên tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột nhảy nhót phản cảm.

"Chúng tôi đã chỉ đạo cơ quan công an vào cuộc xác minh vụ việc" - vị này thông tin.

Hình ảnh nam thanh niên nhảy nhót trên tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột. Ảnh cắt từ clip
Hình ảnh nam thanh niên nhảy nhót trên tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột. Ảnh cắt từ clip

Trước đó, tối 5-10, trên nhiều diễn đàn mạng xã hội đã đăng tải đoạn clip ghi lại cảnh 1 thanh niên nhảy nhót trên chiếc xe tăng trong quần thể tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột (tại ngã 6 TP Buôn Ma Thuột).

Đoạn clip cho thấy, thanh niên này đeo mặt nạ, tay cầm 1 cây gậy trèo lên chiếc xe tăng nhảy nhót mô phỏng các hành động như "Tôn Ngộ Không" trong phim "Tây du ký". Người đi đường thấy vậy đã quay lại và không ngừng gọi tên "Tôn Ngộ Không", "Đại thánh"...

Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột - một trong những biểu tượng của tỉnh Đắk Lắk
Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột - một trong những biểu tượng của tỉnh Đắk Lắk

Sau khi clip đăng tải, cộng đồng mạng nhanh chóng tìm ra thanh niên này trước đó đã đăng tải nhiều clip nhảm nhí trên một diễn đàn để câu like, câu view.

Nhiều ý kiến bình luận thể hiện sự bức xúc khi thanh niên này đã trèo lên một biểu tượng của TP Buôn Ma Thuột nhảy múa phản cảm.

"Thời gian gần đây, trên mạng xã hội, cụ thể là trong nhóm Cộng đồng huyện M'đrắk xuất hiện 1 thanh niên thường xuyên đăng bài trèo lên tượng đài ngã 6 để quay video câu like, câu view. Tượng đài ngã 6 Buôn Ma Thuột là 1 biểu tượng của thành phố, như chứng nhân lịch sử cho thành quả cách mạng của quân và dân tỉnh Đắk Lắk trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Rất mong cơ quan chức năng vào cuộc xử lý" - một diễn đàn mạng xã hội nêu quan điểm.

Theo Cao Nguyên (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null