Con virus SARS-CoV-2 chỉ hoạt động sau 21 giờ hay sao?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
UBND thành phố Hà Nội quy định cấm mở quán sau 21h, các chủ cửa hàng cho rằng, quy định này quá cứng nhắc, ảnh hưởng tới việc buôn bán của người dân.
Hàng quán lại bị cấm mở cửa sau 21 giờ vì sợ virus SASR-CoV-2. Ảnh: Lao Động
Hàng quán lại bị cấm mở cửa sau 21 giờ vì sợ virus SASR-CoV-2. Ảnh: Lao Động
Sau đợt bùng phát dịch thứ tư, người dân trở lại sản xuất kinh doanh, làm ăn buôn bán. Nhà hàng, quán ăn, tiệm uống mở cửa, người dân có được đồng vào đồng ra, người lao động tự do có được việc làm.
Nhưng từ khi có số F0 tăng, chính quyền đã đưa ra các quy định hạn chế, trong đó có quy định không phù hợp, điển hình là chỉ cho hàng quán hoạt động đến 21h.
Tại sao lại 21h, căn cứ khoa học nào chỉ ra con virus SARS-CoV-2 hoạt động sau 21 giờ hay chỉ hoạt động vào ban đêm?
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng, Hà Nội có thể lùi thời gian cấm từ 21h lên 22h, bởi "dịch COVID-19 không lây lan vào ban đêm nhiều hơn ban ngày.
Hoạt động buôn bán hàng quán có quy luật của nó, đó là thực khách thường ăn uống tới 22h, nếu chính quyền chỉ cho phép mở quán đến 21h sẽ làm khó cho thực khách cũng như cho người buôn bán.
Nếu bắt đóng cửa lúc 21h thì trước đó, chủ quán không dám đón lượt khách đêm. Một chủ quán trao đổi với phóng viên Lao Động: "Nhà hàng phục vụ khách ít nhất phải được 1 tiếng, nên chỉ nhận khách muộn nhất là 20h. Rất nhiều khách hàng gọi trước, nhưng do nhà hàng thông báo chỉ mở được đến 21h nên họ không qua nữa. Khách vốn dĩ đã ít, nay còn ít hơn".
Chưa kể, chỉ cho phép mở hàng quán ăn uống trước 21h, khách dồn vào một múi giờ đầu nên tập trung đông hơn, dễ lây lan dịch bệnh hơn.
Trên thực tế, hiện nay dịch vẫn còn, nên nhiều người không ra ngoài ăn uống, hàng quán cũng vắng khách, không đông như ban ngày.
Việt Nam đã tiêm chủng gần 200 triệu liều vaccine, đó là cơ sơ để mở cửa cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế, trong đó có các dịch vụ phục vụ ăn uống. Hiện nay, mỗi ngày rất nhiều F0, đếm không xuể thì có việc gì phải quy định hàng quán bán sau 21h.
Hãy để cho người dân sinh hoạt bình thường, nếu có trường hợp dương tính thì cách ly, nhiễm bệnh thì uống thuốc, không có gì phải căng thẳng.
Kêu gọi người dân tiếp tục chấp hành nghiêm việc phòng dịch, không chủ quan xem thường là đúng, nhưng đưa ra những quy định cứng nhắc, máy móc làm ảnh hưởng đến việc làm ăn, phục hồi kinh tế là không nên.
Theo LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.