Còn hàng trăm hộ dân kẹt lại ở dự án thủy lợi nghìn tỉ Krông Pách thượng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trước tình hình vẫn còn hàng trăm hộ dân kẹt lại ở lòng hồ công trình thủy lợi Krông Pách thượng, chủ đầu tư hợp phần giải phóng mặt bằng, di dân bố trí tái định cư dự án vừa đổi nhân sự phụ trách trực tiếp việc di dời bà con vùng dự án.

Ngày 19.9, ông Phạm Văn Hạ - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Giao thông và Nông nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk (Ban A): "Thời gian qua, đơn vị và chính quyền huyện M'Đrắk đã di dời được 138 hộ dân vùng lòng hồ Krông Pách thượng (xã Cư San, huyện M'Đrắk). Trong số đó, đa phần là dân thôn 9, 10, chỉ có một số rất ít người ở thôn 11.

Hiện, khu tái định cư số 1 đang còn sức chứa 100 hộ dân. Các đơn vị liên quan đang nỗ lực trong tháng này và đầu tháng sau sẽ di dời bà con đến đây. Riêng khu tái định cư số 2 cũng đang trong quá trình hoàn thiện, thời gian tới cũng sẽ cho người dân bốc trước một số lô tại đây".  

Ban vừa thống nhất cho một Phó Giám đốc, Trưởng Phòng Giải phóng mặt bằng thôi đảm nhận nhiệm vụ giải phóng phóng mặt bằng, di dân, bố trí tái định cư ở dự án hồ Krông Pách thượng. Thay vào đó, giám đốc Ban sẽ trực tiếp chỉ đạo, nắm tình hình, đôn đốc để sớm hoàn thành tiến độ công việc đề ra, ông Hạ nhấn mạnh.

Như vậy, trước tiến độ di dời người dân thôn 9, 10, 11 (xã Cư San) đến khu tái định cư mới chậm chạp suốt nhiều tháng qua. Phía Ban A đã quyết định thay đổi nhân sự để đẩy nhanh tiến độ. Hiện, vẫn còn đến hơn 500 hộ dân kẹt lại vùng lòng hồ, chưa được bồi thường, bố trí đến nơi ở mới trong khi mùa mưa bão năm 2021 đã bắt đầu.

 

Xe tải chở hàng của người dân gặp tai nạn ở hồ Krông Pách thượng (ảnh chụp tháng 8.2021). Ảnh: B.T
Xe tải chở hàng của người dân gặp tai nạn ở hồ Krông Pách thượng (ảnh chụp tháng 8.2021). Ảnh: B.T


Một người dân thôn 11 (xã Cư San, huyện M'Đrắk) cho biết: "Hiện, nước hồ Krông Pách thượng nước chưa dâng cao như thời điểm cùng kỳ 2020. Tuy nhiên, cứ sau hai 2, 3 trận mưa lớn này thì lòng hồ lại ngập khá nặng, đường sá di chuyển lầy lội, khó nhọc. Khoảng 1 tuần trước, sau trận mưa lớn một cây cầu ở thôn 11 sập, bà con phải tập trung lại ngâm mình nhiều giờ dưới nước, sửa nhanh cho xong để còn đi lại".

 

 
 Người dân thôn 11, xã Cư San tập trung sửa cầu tạm bị gãy đổ do mưa lớn. Ảnh: B.T
Người dân thôn 11, xã Cư San tập trung sửa cầu tạm bị gãy đổ do mưa lớn. Ảnh: B.T


Trước đó, ngày 17.9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã họp trực tuyến với UBND tỉnh Đắk Lắk nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện dự án hồ chứa nước Krông Pách thượng.
 


Như Báo Lao Động đã liên tục đăng tải thông tin, phản ánh những bất cập của dự án thủy lợi nghìn tỉ hồ chứa nước Krông Pách thượng (tổng vốn đầu tư hơn 4.400 tỉ đồng) của Bộ NNPTNT đầu tư xây dựng ở Đắk Lắk, từ nhiều nguyên nhân mà hơn 700 hộ dân vùng lòng hồ Krông Pách thượng đã đợt chờ hơn 1 thập kỷ để được bố trí nơi tái định cư mới. Bà con đã phải gánh chịu hậu quả của nhiều đợt bão lũ, tài sản bị thất thoát, rất may chưa có thiệt hại về người.


https://laodong.vn/xa-hoi/con-hang-tram-ho-dan-ket-lai-o-du-an-thuy-loi-nghin-ti-krong-pach-thuong-955166.ldo
 

Theo BẢO TRUNG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null