(GLO)- “Giá như em và ông Blới sống với nhau tốt đẹp. Và giá như…”-cô giáo A Nách (làng Groi Nhỏ, nay là làng Đăk Pơ Nan, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang) bỏ lửng câu nói. Tôi có cảm giác lời mở đầu câu chuyện của cô giáo làng còn vương nước mắt.
Không tiếng trống trường, học sinh không mặc đồng phục, người đứng lớp không soạn giáo án... nhưng một lớp học do nữ Bí thư Đoàn cơ sở phường 7 (TP. Bạc Liêu, Bạc Liêu) vẫn luôn rộng cửa, giúp nhiều trẻ em nghèo biết đến con chữ suốt 10 năm nay.
Như truyền thống của người Dao, lớp học của nghệ nhân ưu tú Lý Văn Hềnh được đặt ở lưng chừng núi để học sinh được phóng xa tầm mắt, tâm trí minh mẫn, dễ tiếp thu. Lớp có đủ thành phần, từ già đến trẻ. Họ học một thứ chữ viết khó hơn chữ Quốc ngữ nhưng là hồn cốt của người Dao.
Một đời quăng quật giữa mênh mông nước sông Gianh để kiếm miếng cơm, người dân cồn bãi nhận ra có 2 thứ có thể làm đổi thay nơi chốn này: sự học và những cây cầu. Nhưng quả thực họ đang "đánh vật" với chính giấc mơ của mình…
Tân đọc đi đọc lại, nắn nót từng con chữ trước khi gởi bài thơ về ban tổ chức lễ hội. Tân đã từng gởi thơ đăng báo nhưng chưa lần nào hồi hộp, đầy xúc động như lúc này. Đêm thơ nhạc “Sưa vàng ven sông“ sắp diễn ra tại Vườn Cừa làng sinh thái Hương Trà, đây là dịp để Tân mời Tuyết, người bạn gái về tham dự và nghe đọc thơ do chính Tân viết tặng.
(GLO)- Ngay từ khi lọt lòng mẹ, Nay Khuên-học sinh lớp 7A2, Trường THCS Lê Hồng Phong (xã Ia Hdreh, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã bị khuyết tật tứ chi. Tuy nhiên bằng ý chí và nghị lực phi thường, em đã vượt qua khó khăn để theo đuổi ước mơ con chữ.
(GLO)- Hơn 2 năm qua, phong trào nhận đỡ đầu học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Chư Sê, Gia Lai không ngừng lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Chính tấm lòng rộng mở của các tổ chức hội, đoàn thể, các Mạnh Thường Quân và thầy-cô giáo đã tiếp sức cho nhiều học trò nghèo có điều kiện thực hiện giấc mơ con chữ.