Coi pháp luật là trò đùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đã 3 ngày trôi qua, thị trường chứng khoán và bất động sản vẫn phải hứng chịu những cơn địa chấn chưa từng thấy từ cách hành xử của 2 ông chủ của 2 doanh nghiệp lớn là Tập đoàn Tân Hoàng Minh và Tập đoàn FLC.

Nhìn từ đầu đến cuối vụ việc, nhìn lại “lịch sử” hoạt động của 2 ông chủ này, chỉ có thể nói họ đang coi pháp luật như một trò đùa.

Hơn 1 tháng trước, dư luận choáng váng khi công ty con của Tập đoàn Tân Hoàng Minh đấu giá lô đất ở Thủ Thiêm với giá trên trời, lên tới 2,4 tỉ đồng/m2. Rất nhiều thuyết âm mưu, nghi án... được đặt ra, nhưng không ai có thể giải nổi bài toán rằng doanh nghiệp (DN) này sẽ kinh doanh gì để hoàn vốn (chưa nói đến thu lời) với mức giá cao bất thường như vậy. Ở chỗ này, chỗ kia, ông Đỗ Anh Dũng, chủ Tập đoàn Tân Hoàng Minh, hùng hồn tuyên bố mức giá đó không cao, rằng ông xót xa khi thấy nhiều lô đất quý hơn vàng rơi vào tay nước ngoài... Cơn sốt đất đang âm ỉ ngay lập tức được thổi bùng ở khắp mọi nơi; các bộ, ngành, địa phương bở hơi tai chạy theo tìm giải pháp đối phó. Giới cò đất, đầu nậu thì hùa nhau đẩy giá; người bán - người mua đều sợ hớ; các DN chưa đóng tiền sử dụng đất như ngồi trên đống lửa vì sợ bị tính theo mặt bằng giá mới không thật...

Trong lúc thị trường hỗn loạn thì đùng một cái, ông chủ Tập đoàn Tân Hoàng Minh “quay xe”, đơn phương hủy hợp đồng, bỏ cọc. Đáng nói là ngay đến cả lúc rút lui, ông Dũng cũng vẫn làm dư luận điên đảo với bức “tâm thư” gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước lan truyền khắp nơi, nhưng chủ nhân của nó thì tắt máy không thể liên lạc. Mãi đến tối muộn cùng ngày, DN này mới chính thức xác nhận. Suốt tối hôm trước đến sáng hôm qua, dư luận sôi sục. Trên sàn, cổ phiếu lao dốc; dù đoán trước kết cục, nhưng các DN bất động sản đứng ngồi không yên trước nguy cơ thị trường đón nhận cơn thịnh nộ. Nhưng đây không phải lần đầu tiên.

Lật lại hồ sơ, năm 2016, Tân Hoàng Minh từng trở thành hiện tượng trong đấu giá khi trúng lô đất tại số 23 Lê Duẩn (Q.1, TP.HCM) với mức giá gấp 2,6 lần so với giá khởi điểm. Thế nhưng, ngay sau khi UBND TP.HCM phê duyệt kết quả đấu giá, Tân Hoàng Minh lại có văn bản đề nghị hủy kết quả. Tuy nhiên, tháng 6.2016, Tân Hoàng Minh lại có văn bản gửi UBND TP.HCM, đề nghị được tiếp tục mua khu đất 23 Lê Duẩn.

Tương tự, nếu không biết về lịch sử đã từng “bán chui” 57 triệu cổ phiếu (CP) FLC năm 2017, không ai có thể tưởng tượng ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT của một DN lớn như FLC lại có thể “đánh úp” nhà đầu tư bằng cách bán chui gần 75 triệu CP trị giá hàng ngàn tỉ đồng vào ngày 10.1 vừa qua. Rất nhiều nhà đầu tư đua mua trần CP FLC trước đó, hôm qua đã “âm tài khoản”. Cơn tháo chạy khỏi CP này vẫn chưa chấm dứt và thiệt hại của họ tất nhiên vẫn chưa dừng lại. Nhưng ý thức và đạo đức pháp luật kém của ông Quyết không chỉ khiến cho các nhà đầu tư mất tiền mà còn khiến họ mất niềm tin vào thị trường chứng khoán còn non trẻ của VN. Nỗ lực xây dựng chứng khoán thành kênh huy động vốn cho nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Quan trọng như nói trên, “bán chui” đã trở thành một cách kiếm lợi của ông Quyết.

Nếu doanh nhân coi pháp luật là trò đùa thì liệu DN của họ có hoạt động đúng pháp luật hay không? Câu trả lời xin dành cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền làm rõ để có chế tài nghiêm minh, trả lại sự công bằng cho nhà đầu tư, minh bạch cho môi trường đầu tư nói chung.

Theo NGUYÊN KHANH (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.