Cô giáo vùng quê mê làm khoa học

Trong 26 năm giảng dạy tại Trường THCS Phước Hiệp (xã Phước Hiệp, H.Mỏ Cày Nam, Bến Tre), cô Ngô Song Đào đã hướng dẫn nhiều học sinh đạt giải thưởng cao tại các cuộc thi về khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, cấp quốc gia.


 Riêng cô có một đề tài nghiên cứu khoa học được triển khai vào sản xuất, đó là nhang sinh học làm từ cây quao nước.

Cô Đào cho biết đề tài khoa học “Nghiên cứu, ứng dụng lá quao nước trong sản xuất nhang xua muỗi” của cô “thai nghén” thời gian dài vì không có tiền thực nghiệm, ứng dụng trong thực tế. Đến cuối năm 2017, nhờ sự hỗ trợ vốn từ phong trào “Đồng Khởi khởi nghiệp” do Tỉnh ủy Bến Tre phát động, cô mới sản xuất được nhang sinh học mang thương hiệu Song Đào.

 Cô Ngô Song Đào với sản phẩm của mình
Cô Ngô Song Đào với sản phẩm của mình



Chia sẻ về việc ứng dụng thành công đề tài, cô Đào kể, quê cô có rất nhiều quao nước và từ nhỏ đã thấy người lớn vò lá quao non chà vào người trước khi đi rừng để không bị muỗi đốt. Những kinh nghiệm dân gian đó được cô kết hợp với hiểu biết khoa học của bản thân để sản xuất và thương mại hóa nhang sinh học có đủ 3 đặc tính cho người dùng là giảm căng thẳng, không bị muỗi đốt, xua đuổi các côn trùng khác xung quanh. Nguồn nguyên liệu chính là lá quao xay nhuyễn.

Nhưng chính cô Đào cũng không ngờ mình phải trải qua đến 16 lần thất bại, tiêu tốn hàng trăm triệu đồng trong quá trình áp dụng đề tài vào thực tế mới có được thành quả bước đầu như hôm nay. Hiện nhang thương hiệu Song Đào đã có mặt tại các thị trường lớn như TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ và cơ sở của cô Đào đang gia công cho một số doanh nghiệp xuất khẩu nhang.

Cô Đinh Thị Thanh Tuyền, Hiệu trưởng Trường THCS Phước Hiệp, cho biết cô Đào hiện là Trưởng bộ môn sinh học của trường, là chiến sĩ thi đua cơ sở trong nhiều năm và là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh trên 10 năm liên tục. Đặc biệt, trong năm 2017, cô Đào là giáo viên duy nhất trong tỉnh được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tặng bằng khen dành cho “giáo viên sáng tạo” và nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. “Chúng tôi cảm thấy tự hào vì cô Đào đã nhiều năm hướng dẫn các em học sinh nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao trong các cuộc thi cấp tỉnh, cấp quốc gia. Cô ấy rất tích cực, nếu không muốn nói là lấy công việc làm niềm vui cho bản thân”, cô Thanh Tuyền nói.

Bắc Bình (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Gặp “nút vàng YouTube” Thanh Giang

Gặp “nút vàng YouTube” Thanh Giang

(GLO)- Chỉ làm thử một số clip ngắn để đăng YouTube cho vui, cô giáo Huỳnh Thị Thanh Giang (SN 1988, Trường THCS Nguyễn Tất Thành, xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) không ngờ có ngày được vinh dự nhận nút vàng YouTube. Hơn thế, sân chơi còn giúp học sinh của ngôi trường ở xã vùng III này thêm yêu trường, mến lớp.
Chế biến dầu ép lạnh từ hạt chanh dây

Chế biến dầu ép lạnh từ hạt chanh dây

(GLO)- Sau 3 năm nghiên cứu, anh Trần Mạnh Hưng-Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp dịch vụ thương mại tổng hợp Tân Lộc Phát (làng Git, xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã chế biến thành công dầu ép lạnh từ hạt chanh dây. Năm 2022, sản phẩm này đã đạt OCOP 3 sao cấp huyện và được sự đón nhận tích cực từ người tiêu dùng.
Khởi nghiệp thành công với trang trại dâu tây hữu cơ

Khởi nghiệp thành công với trang trại dâu tây hữu cơ

(GLO)- Chỉ sau 1 năm, anh Võ Trung Dũng (40 tuổi, quận Long Biên, TP. Hà Nội) đã gầy dựng trang trại dâu tây hữu cơ rộng gần 2 ha tại làng Châm Prông, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa. Mỗi ngày, anh thu về gần 3 triệu đồng và thu hút nhiều người đến tham quan trải nghiệm.
Pour Over: Nghệ thuật pha chế cà phê độc đáo

Pour Over: Nghệ thuật pha chế cà phê độc đáo

(GLO)- Là phương pháp pha chế thủ công tiêu biểu của làn sóng thứ 3, Pour Over đã bóc tách mọi hương vị có trong những hạt cà phê đặc sản của vùng đất Gia Lai. Thời gian gần đây, nghệ thuật pha chế này được các bạn trẻ yêu cà phê ở phố núi Pleiku đặc biệt quan tâm, phát triển và lan tỏa mạnh mẽ.
"Thổi hồn" nghệ thuật cho mây tre đan

"Thổi hồn" nghệ thuật cho mây tre đan

(GLO)- Từ cửa hàng bày bán các sản phẩm đan lát bằng mây, tre thô sơ của bố mẹ, chàng trai 9X Trần Văn Hoàn (phường Diên Hồng, TP. Pleiku) đã “biến tấu“ thành những sản phẩm mây tre đan đầy tính nghệ thuật và bắt kịp xu hướng hiện đại.
Biến gỗ mục thành "vàng ròng"

Biến gỗ mục thành "vàng ròng"

Chỉ từ những thân gỗ mục, anh Ngô Bảo Lâm (36 tuổi, ở P.Thắng Lợi, TP.Kon Tum, Kon Tum) đã điêu khắc thành những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo, đẹp mắt, doanh thu hàng trăm triệu đồng/tháng.
Tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

Tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(GLO)- Đó là khẳng định của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Trương Hải Long tại hội nghị đối thoại với thanh niên được tổ chức vào chiều 27-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Những câu hỏi của thanh niên đã được Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành giải đáp, làm rõ.
Lan tỏa tình yêu với phở

Lan tỏa tình yêu với phở

(GLO)- Là thạc sĩ kinh tế học và đang có công việc nhà nước ổn định, chị Lương Vũ Thảo Nguyên (số 11 Huỳnh Thúc Kháng, TP. Pleiku) khiến bạn bè, người thân bất ngờ với quyết định rẽ ngang sang nghề nấu phở. Và, càng bất ngờ hơn khi mới đây, chị trở thành chủ nhân của giải “Hoa hồi sáng tạo“ trong cuộc thi “Đi tìm người nấu phở ngon“.
Thu tiền tỉ từ lá

Thu tiền tỉ từ lá

Qua bàn tay khéo léo của một nữ giáo viên ở tỉnh Quảng Nam, những chiếc lá đã được “biến tấu“ thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Và thật kỳ diệu, khi chính “cuộc chơi cùng lá“ đã giúp nữ giáo viên trẻ thu về tiền tỉ mỗi năm.