Cô gái Dao làm du lịch cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhận mình là thế hệ tiếp nối, Lý Thị Sam Sung (25 tuổi, ở thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) cùng thanh niên trong thôn đứng ra thành lập tổ hợp tác làm du lịch cộng đồng theo hướng phát triển bền vững.

 
Lý Thị Sam Sung đứng ra thành lập tổ hợp tác phát triển kinh tế du lịch cộng đồng thôn Ngòi Tu - Ảnh: VĂN HOÀN
Lý Thị Sam Sung đứng ra thành lập tổ hợp tác phát triển kinh tế du lịch cộng đồng thôn Ngòi Tu - Ảnh: VĂN HOÀN



Học hết lớp 12, Sam Sung quyết định dừng việc học để ở nhà đỡ đần gia đình. Giữa năm 2019, Sung đứng ra thành lập tổ hợp tác phát triển kinh tế du lịch cộng đồng thôn Ngòi Tu.

Điều mà cô gái Dao mong mỏi là tổ hợp tác do thanh niên làm chủ sẽ góp phần gìn giữ, quảng bá rộng rãi bản sắc văn hóa dân tộc đến đông đảo du khách.

Tận dụng Internet kết nối du khách

Xã Vũ Linh vốn có thế mạnh về du lịch tự nhiên thân thiện với môi trường, những người trẻ như Sung tự nhận mình là thế hệ tiếp nối tận dụng được thế mạnh du lịch của địa phương, tích cực giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc mình đến với du khách, vừa hướng đến bảo vệ môi trường.

Nhưng Sung nói những người trẻ như cô nếu muốn làm du lịch cộng đồng bền vững phải thống nhất với nhau tham gia vào tổ hợp tác, từ đó thống nhất về giá cả, dịch vụ cũng như học hỏi lẫn nhau kinh nghiệm làm du lịch cộng đồng.

"Các hộ du lịch đồng nhất về giá cả, dịch vụ, cách phục vụ chứ mỗi nhà mỗi kiểu sẽ không giữ được bền vững. Ở đây, mỗi hộ dân phải có một hố rác riêng để phân loại rác thải, tìm cách xử lý hoặc hạn chế tối đa rác thải nhựa" - Sung chia sẻ.

Thế nhưng thế mạnh phải kể đến ở những thanh niên dân tộc như Sung là biết sử dụng Internet, tận dụng mạng xã hội kết nối du khách.

Cô cho biết để thu hút khách du lịch, nhóm bạn trẻ thiết lập hệ thống quảng cáo trên mạng với các website, trang Facebook chia sẻ bài viết về du lịch cộng đồng tại các hộ gia đình, bài viết về trải nghiệm của du khách, kết nối với các trang web lớn về đặt phòng khách sạn, đặt tour du lịch.

"Khi khách đến trải nghiệm, mình xin phản hồi của khách chia sẻ với gia đình về trải nghiệm du lịch tại địa phương mình. Càng nhiều nhận xét tích cực thì trang quảng cáo càng được nhiều người biết hơn" - cô gái người Dao quần trắng bày tỏ.

Truyền cảm hứng làm du lịch cộng đồng

Sung cho biết tại xã Vũ Linh có tám hộ gia đình làm du lịch, trong đó cô tập hợp được ba hộ gia đình trẻ tham gia tổ hợp tác thanh niên tiên phong trong du lịch cộng đồng. Mỗi hộ gia đình có một nhà sàn, có phòng ngủ khép kín cho khách lưu trú.

Đến xã Vũ Linh, du khách được trải nghiệm đi thuyền tham quan lòng hồ Thác Bà với hơn 1.300 hòn đảo lớn nhỏ, được sống, được ăn ở với đồng bào để hiểu rõ hơn về cuộc sống, ẩm thực, văn hóa của địa phương. Họ cũng được khoác lên mình bộ trang phục của người Dao quần trắng và nếu may mắn đến đúng dịp sẽ được tham gia lễ hội cấp sắc của người Dao.

Có thời điểm mỗi hộ gia đình đón đến 35 vị khách nước ngoài, 45-50 người khách Việt đến tham quan du lịch trong một ngày. Lý Thị Sam Sung cùng các thành viên trong tổ hợp tác kêu gọi các thanh niên trong làng cùng tham gia hỗ trợ, tạo thêm thu nhập cho họ với số tiền công 200.000 - 300.000 đồng/ngày/người.

"Thanh niên trong tổ hợp tác được tham gia các lớp học về du lịch cộng đồng, cách phục vụ buồng phòng, học tiếng Anh giao tiếp, cách chào hỏi và chuẩn bị ẩm thực ra sao cho phù hợp với du khách nước ngoài" - cô gái người Dao cho biết.

Từ ngày phát triển du lịch cộng đồng, đường vào thôn Ngòi Tu được bêtông hóa, sạch sẽ hơn nhiều, trang bị nhiều thùng rác công cộng, mỗi hộ dân đều có nguồn điện thắp sáng.

Điều trăn trở nhất hiện nay là cách giao tiếp với khách nước ngoài vì bất đồng ngôn ngữ, Lý Thị Sam Sung mong muốn mở thêm nhiều lớp đào tạo kỹ năng, ngoại ngữ, giao tiếp với du khách nước ngoài để phục vụ du khách tốt hơn.


 


Lý Thị Sam Sung là một trong 1.000 đại biểu tiêu biểu vừa tụ hội về thủ đô Hà Nội tham dự ĐH Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ VIII nhiệm kỳ 2019-2024.

Tham gia công tác Hội, cô gái Dao bày tỏ nhờ đó thanh niên trong thôn mới học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các anh chị đi trước, từ cách thức quảng bá du lịch, cách quay - dựng video thế nào, chụp hình ra sao để thu hút du khách.

"Các anh chị ở trong Hội truyền cảm hứng, tiếp năng lượng cho chúng tôi trong phát triển du lịch cộng đồng" - Sung chia sẻ. Cô gái mong muốn sẽ góp phần quảng bá du lịch địa phương đến cho mọi người, nhờ đó tạo nguồn thu nhập cho đồng bào Dao và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.


Theo Hà Thanh (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Lê Văn Vũ (19 tuổi) là người đứng sau loạt phim hoạt hình triệu view, như Chàng trai bất tử (11,2 triệu lượt xem), Yêu em trong mơ (1,8 triệu lượt xem), series Tây Du Ký gen Z (7,6 triệu lượt xem)... Nhờ công việc này, Vũ đã có thêm thu nhập ổn định từ khi còn là học sinh.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.