Cô gái bỏ việc văn phòng, khởi nghiệp làm gốm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Quyết định bỏ công việc văn phòng, Lê Lan Kim Ngân tìm thầy học làm gốm để thỏa mãn đam mê. Sau vài năm, Kim Ngân lại khởi nghiệp với nghề này.

Cô chủ nhỏ Kim Ngân với sản phẩm gốm tự làm PHẠM HỮU
Cô chủ nhỏ Kim Ngân với sản phẩm gốm tự làm PHẠM HỮU
Bỏ việc văn phòng học làm gốm 
Cũng như nhiều sinh viên khác, sau khi tốt nghiệp đại học, Kim Ngân (27 tuổi, đường Văn Thân, P.7, Q.6, TP.HCM) ra ngoài tìm việc làm. Ngân làm phiên dịch tiếng Anh tại một công ty của Nhật chuyên về gốm sứ nghệ thuật và tạo hình sản phẩm. Sau gần 2 năm làm việc tại công ty, Ngân mạnh dạn tầm sư học đạo về nghề làm gốm và người thầy đầu tiên cũng chính là giám đốc công ty - nơi cô làm việc.

Kim Ngân cho biết mình khởi nghiệp từ niềm đam mê gốm sứ
Kim Ngân cho biết mình khởi nghiệp từ niềm đam mê gốm sứ
“Tôi không ngờ được thầy chào đón, dạy nghề làm gốm cho tôi. Chính thầy đã chỉ dạy từng chút một. Từ từ tôi bỏ việc văn phòng và dành toàn thời gian cho việc làm gốm”, Ngân chia sẻ.
Sau một thời gian hoạt động, người thầy Nhật phải bán công ty, trở về quê nhà. Thế là Ngân chơi vơi, không biết phải tiếp tục như thế nào. Lần tình cờ, người bạn rủ rê mở lớp nhỏ dạy làm gốm để kiếm tiền. Một lần nữa Ngân như được tiếp lửa, nối tiếp đam mê ở lớp dạy gốm.
Theo Ngân việc làm gốm là công việc không dành cho số đông. Nó đòi hỏi công sức, thời gian, cái tâm và sự chăm chút cho từng sản phẩm của mình làm ra. Phải mất hơn nửa năm vật lộn với đất sét và hàng ngàn sản phẩm lỗi, Ngân mới dám bước ra bên ngoài để thể hiện sản phẩm của mình.
Ngân cho rằng: “Làm gốm nghĩ thì dễ nhưng rất cực. Hầu như người thợ phải làm tất cả các công đoạn. Từ nhồi đất sét cho đến tạo hình, nung rồi vẽ trang trí. Tuy công việc khó khăn nhưng rất thú vị”.

Những sản phẩm được Ngân bán ra gồm gốm nhập khẩu và tự làm
Những sản phẩm được Ngân bán ra gồm gốm nhập khẩu và tự làm
Thời gian đầu bước ra kiếm tiền từ gốm, Ngân chỉ biết làm việc vì niềm đam mê nghệ thuật của mình. Ngân bán các sản phẩm tự làm, rồi dạy mọi người về gốm, coi đó là phần lãi để duy trì công việc.
Mở tiệm gốm cho riêng mình
Đầu năm 2019, Ngân chuẩn bị nhiều thứ để quyết định khởi nghiệp. Nguồn vốn lớn nhất của Ngân là kinh nghiệm, vốn thì vay từ người chị. Tháng 9.2019, tiệm gốm của cô chủ nhỏ cũng đã thành hình với 2 dòng sản phẩm chính là gốm tự làm và gốm nhập khẩu từ Nhật Bản.
Lấy ngắn nuôi dài cho tiệm, Ngân bán các sản phẩm nhập khẩu. Ngoài ra, Ngân tiếp cận khách hàng bằng các phương tiện trực tuyến, giải đáp thắc mắc và chia sẻ kinh nghiệm về gốm cho khách hàng qua mạng xã hội, chụp những sản phẩm mình làm ra và giới thiệu đến với mọi người...
“Tôi không nghĩ sẽ bán được nhiều hàng, do tôi không giỏi về kinh doanh. Nhưng ai hỏi tới đam mê thì tôi nói nhiều lắm. Tôi quan tâm bán sản phẩm thật tốt, quan tâm khách thật nhiều và phải để khách hiểu được giá trị của sản phẩm mang lại. Nhờ đó mà tháng đầu bán hàng vượt ngoài sự mong đợi của tôi”, Ngân cho biết.

Cửa tiệm của cô chủ nhỏ được ấp ủ từ rất lâu
Cửa tiệm của cô chủ nhỏ được ấp ủ từ rất lâu
Những tháng đầu thu nhập từ tiệm gốm mang lại cho Ngân từ 20 đến 30 triệu đồng, có tháng đỉnh điểm, nhiều người mua hàng nên doanh thu đạt hơn trăm triệu đồng. Tuy vậy, thu nhập của Ngân không đồng nghĩa với chuyện “việc nhẹ lương cao”. Có những lúc Ngân phải thức đêm với hàng ngàn sản phẩm của mình. Lắm lúc áp lực về những con số, căng thẳng vì những "món nợ" phải trả.
Có thể nói, đây là những thành công ban đầu của Ngân khi khởi nghiệp từ chính đam mê của mình. Theo Ngân, để duy trì, phát triển lâu dài, cô cần phải học hỏi không chỉ về gốm mà còn nhiều thứ khác nữa.
Theo Phạm Hữu (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.