Chuyện thứ hai: Chữ “tín” bị... bỏ quên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cơ chế độc quyền thu mua nguyên liệu cùng với tình trạng dây dưa nợ nần của Nhà máy Chế biến Nông sản Xuất khẩu Phú Túc đã trở thành nỗi bức xúc của chính quyền và người dân trồng mì huyện Krông Pa (Gia Lai). Tình trạng này đã kéo dài trong nhiều năm nhưng vẫn không được giải quyết vì những vướng mắc trong cơ chế quản lý.
Gần 6 năm về trước, khi mới đi vào hoạt động, trong một hội nghị sản xuất được tổ chức khá rầm rộ, lãnh đạo Nhà máy Chế biến Nông sản Xuất khẩu Phú Túc (gọi tắt là Nhà máy) đã hùng hồn tuyên bố sẽ “đồng cam cộng khổ”, “chia ngọt sẻ bùi” với người trồng mì Krông Pa. Lời hứa ấy, cộng với cái cơ ngơi khá hoành tráng của Nhà máy ít nhiều đã khiến nông dân tin tưởng về một mối quan hệ làm ăn tốt đẹp, bền vững. Nào ngờ, những lời “có cánh” ấy lại tan biến nhanh hơn gió…
Chở mì đến bán, mỏi mòn chờ nhà máy trả tiền. Ảnh: Tiến Dũng
Chở mì đến bán, mỏi mòn chờ nhà máy trả tiền. Ảnh: Tiến Dũng
“Bệnh” chây ỳ mãn tính
Ngay trong vụ sản xuất 2006-2007, người trồng mì Krông Pa đã sớm nhận ra bản chất của cái gọi là “chia ngọt sẻ bùi” mà lãnh đạo Nhà máy đã hứa chỉ là sự dối trá. Ngoài một số ít người bán mì lúc đầu vụ được nhận “tiền tươi thóc thật”, hầu hết đều bị Nhà máy “giam” tiền, ít nhất cũng một hai tháng. Bức xúc sau quá nhiều lần cầm giấy bán mì lên lấy tiền và chỉ nhận được những lời hứa lèo của lãnh đạo Nhà máy, tháng 2-2007, nhiều người dân đã kéo tới bao vây Nhà máy. Trước tình hình này, lãnh đạo Nhà máy buộc phải “cầu cứu” chính quyền huyện ra tay “giải vây”. Vậy nhưng sau đó, Nhà máy vẫn tiếp tục chây ỳ không chịu trả tiền cho dân, kể cả khi có sự can thiệp của lãnh đạo huyện. Chỉ đến khi UBND tỉnh thành lập một đoàn kiểm tra liên ngành và ra quyết định buộc Nhà máy phải trả tiền cho dân thì Nhà máy mới chịu trả.
Những tưởng sau bài học đó, Nhà máy sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm để có phương thức mua bán sòng phẳng hơn với người dân nhưng té ra, “mèo lại hoàn mèo”. Liên tiếp những vụ sau đó, Nhà máy vẫn tiếp tục tái diễn tình trạng dây dưa nợ nần. Lý do mà lãnh đạo Nhà máy đưa ra để giải thích cho sự chây ỳ của mình thường xuyên là “tàu chở hàng đi bán đang bị kẹt vì gió mùa Đông Bắc”, khi nào bán được hàng sẽ trả cho bà con. Nhưng làm gì có gió mùa Đông Bắc nào thổi suốt cả mấy tháng trời để Nhà máy năm này qua năm khác cứ bắt dân phải “dài cổ” đợi tiền. Như vụ sản xuất năm nay, có những thời điểm như cuối tháng 4, đầu tháng 5, theo nhẩm tính của một số cán bộ xã, thị trấn ở Krông Pa, số tiền mà Nhà máy đang “ôm” của người dân đã lên đến trên dưới 40 tỷ đồng. Thời điểm đó, rất nhiều người dân đã phải ôm chăn chiếu nằm chực chờ ngay trong sân Nhà máy để mong đòi được tiền. Đáp lại nỗi bức xúc của bà con là câu trả lời hết sức vô trách nhiệm của đại diện Nhà máy: “Công ty chưa gửi tiền vào, chừng nào có tiền chúng tôi báo”.
Chẳng biết đến khi nào công ty mới “gửi tiền vào” nhưng cho đến giữa tháng 9 năm nay, theo ông Bùi Khắc Quang-Bí thư Huyện ủy Krông Pa, số tiền Nhà máy đang nợ người dân của huyện vẫn còn khoảng 15 tỷ đồng. Trong khi đó, theo một số thông tin có được thì hiện nay, Nhà máy đã được Công ty Điện máy Hải Phòng (Công ty mẹ của Nhà máy) cho một đơn vị khác thuê để sản xuất. Chính bởi lo ngại khả năng bị xù nợ mà cách đây chừng hai tháng, những người trồng mì đang bị Nhà máy nợ tiền đã mua khóa, mua xích tới khóa cổng Nhà máy không cho chở số sản phẩm đang nằm trong kho đi tiêu thụ. Thậm chí, ý định kiện Nhà máy ra tòa án cũng đã được nhiều người dân tính đến.
Hay sự “độc quyền” bị lạm dụng?
Tình trạng dây dưa nợ nần của Nhà máy đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người trồng mì huyện Krông Pa. Để có tiền trang trải, nhiều người đã phải chấp nhận vay bên ngoài với lãi suất cắt cổ hoặc cắn răng chịu thiệt bằng việc bán “phiếu non” cho thương lái. “Một lần thất tín, vạn lần bất tin”, đằng này, chuyện Nhà máy bội tín với nông dân đã kéo dài hết năm này sang năm khác khiến cho niềm tin của người trồng mì với Nhà máy ngày càng cạn kiệt. Hệ quả là hiện nay, rất nhiều người đã từ chối bán mì cho Nhà máy. Thay vào đó, họ làm mì khô rồi bán cho thương lái ở Phú Yên, Bình Định. Tuy giá không bằng bán mì tươi nhưng lại được trả tiền ngay.
Công an làm việc với những người dân đến nhà máy đòi nợ. Ảnh: Tiến Dũng
Công an làm việc với những người dân đến nhà máy đòi nợ. Ảnh: Tiến Dũng
Theo một số nông dân, Nhà máy có dời đi nơi khác thì người trồng mì ở Krông Pa cũng chẳng chết bởi vẫn còn nhiều nhà máy ở các tỉnh lân cận sẵn sàng nhảy vào thu mua cho bà con. Có chăng là chỉ có Nhà máy “chết” nếu không có sự hợp tác từ người dân, cụ thể là việc không bán nguyên liệu cho Nhà máy. Điều này chắc chắn lãnh đạo Nhà máy và cả Công ty mẹ của Nhà máy đều biết. Vậy tại sao họ vẫn không chịu thay đổi phương thức mua bán?
Để trả lời thấu đáo câu hỏi này có lẽ phải quay lại thời điểm UBND tỉnh cấp phép đầu tư xây dựng Nhà máy cho Công ty Điện máy Hải Phòng. Không biết vì có phải quá nóng lòng trong việc thu hút đầu tư và nhu cầu bức thiết cần có một nhà máy để giải quyết đầu ra cho cả một vùng nguyên liệu rộng lớn phía Đông Nam tỉnh hay không mà ngành chức năng dường như đã không tìm hiểu đầy đủ về năng lực và khả năng tổ chức, điều hành sản xuất của nhà đầu tư. Thậm chí, tỉnh còn hỗ trợ tối đa cho họ trong việc giải phóng mặt bằng, kéo điện và đầu tư phát triển vùng nguyên liệu. Bởi vậy, chỉ đến khi việc xây dựng Nhà máy hoàn thành và đi vào hoạt động, chúng ta mới biết rằng, tuy “xác” Nhà máy thì nằm ở Gia Lai nhưng thực tế “hồn” của nó lại nằm ở Hải Phòng.
Theo cách thức tổ chức của Công ty này, toàn bộ việc bán sản phẩm, thanh toán nợ nần cho nông dân đều do Công ty quyết định, còn Ban Giám đốc Nhà máy chỉ có chức năng thu mua nguyên liệu và chỉ đạo sản xuất. Vì thế, khi Nhà máy nợ tiền dân, huyện có can thiệp cũng không có kết quả. Còn Công ty Điện máy Hải Phòng, ngay cả UBND tỉnh nhiều lần yêu cầu làm việc về vấn đề này nhưng cũng không nhận được sự hợp tác.
Có cảm giác tuy đứng chân trên địa bàn Gia Lai, sản xuất bằng nguồn nguyên liệu do tỉnh quy hoạch nhưng dường như Nhà máy mới là người đang “nắm đằng chuôi” bởi thế độc quyền trong cuộc bán mua mà họ nghiễm nhiên có được. Chẳng phải ngẫu nhiên mà ông Bùi Khắc Quang-Bí thư Huyện ủy Krông Pa lại lo lắng: “Nếu Nhà máy không hoạt động thì dân biết bán mì cho ai?”. Lo lắng đó của ông Quang là hoàn toàn có cơ sở bởi dẫu các nhà máy chế biến ở Phú Yên, Bình Định, Đak Lak có nhảy vào thì họ cũng khó lòng giải quyết hết đầu ra cho trên dưới một vạn ha mì hiện nay của huyện Krông Pa.
…Thực tế hoạt động với rất nhiều vấn đề nhiêu khê của Nhà máy Chế biến Nông sản Xuất khẩu Phú Túc những năm qua có thể coi như là một bài học đắt giá cho chính quyền trong lĩnh vực thu hút đầu tư. Chúng ta có thể đang rất cần sự đầu tư của các doanh nghiệp bên ngoài nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương khi sẵn sàng “trải thảm đỏ” mời họ vào nhưng cũng nên đủ tỉnh táo cân nhắc xem ai xứng đáng. Còn nếu chỉ quan tâm đến việc thu hút đầu tư nhằm lấp đầy các khu-cụm công nghiệp đã quy hoạch mà thiếu sự cân nhắc kỹ lưỡng thì có khi hiệu quả chưa thấy đâu mà chỉ thấy hậu quả xã hội như Nhà máy Chế biến Nông sản Xuất khẩu Phú Túc đã gây ra. Còn với những doanh nghiệp, nếu chỉ biết đặt quyền lợi của mình lên trên lợi ích của người dân và chính quyền, làm ăn theo lối chụp giựt thì nếu một ngày nào đó họ phải “bán xới” đi nơi khác bởi sự tẩy chay của người dân thì cũng không có gì lạ…
Duy Danh- Tiến Dũng

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.