Chuyện nghệ nhân Việt dâng trà Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Những khía cạnh của văn hóa ứng xử Việt Nam rất phong phú và biểu hiện tập trung nhất ở thói quen thưởng trà.

Đây là sự giao hoà với thiên nhiên, sự ứng xử hợp lý với thời gian, sự tiếp cận đầy nhân tính với không gian, với môi trường và con người.

1. Thuở nhỏ, vào những dịp hầu trà các bậc thúc bá trong gia đình, tôi vẫn thường nghe các cụ bảo: “Trà là một nghệ thuật lớn”. Khởi từ đất trồng, địa hình, khí núi, nắng mưa, sương gió, tưới tắm, ươm bật thành lộc non, lá nõn cho đến khi thu hái, sao chế cho được một ấm trà ngon ngồi pha, để nhâm nhi thưởng thức, đó là cả một hành trình dằng dặc mà mỗi chặng, mỗi nhịp đều phải đạt đến được cái chân nghệ thuật thì cái đích cuối cùng: một chén trà ngon mới thật là viên mãn.

 

 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản cùng quan khách trong buổi tiệc trà do nghệ nhân trà Hoàng Anh Sướng trình diễn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản cùng quan khách trong buổi tiệc trà do nghệ nhân trà Hoàng Anh Sướng trình diễn.


Không phải ngẫu nhiên, mà trong tất cả cách thức uống của cõi nhân sinh này, trà được xem là nghệ thuật tinh vi nhất. Này nhé, cũng một đồi chè, nhưng trà hướng Đông bao giờ cũng ngon hơn trà hướng Tây. Bởi cây chè hướng Đông đón nhận những tia nắng mặt trời buổi sớm, nên phản ứng sinh trưởng khác với cây chè hướng Tây.

Lại nữa, cũng một vườn chè, nhưng bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông là bốn mùa trà với bốn mùa hương vị. Tuyệt hảo nhất là trà “Xuân 1” hay còn gọi là trà “Tiền minh” (trước tiết Thanh minh). Khi cái giá rét của mùa đông vừa qua đi, những tia nắng ấm đầu tiên của mùa xuân vừa ló rạng, thì những đọt non cũng bừng nhú trên những cành chè khẳng khiu.

Thứ đọt non ấy nếu hái lúc sớm tinh mơ, khi cả đồichè còn chìm trong sương, rồi đem về “sao suốt” trên chảo gang thì hương thơm ngào ngạt như chõ xôi nếp cái, hậu vị ngọt bền vấn vít mãi trong cổ họng như ngậm đường phèn. Các cụ bảo: “Uống một tách trà, đi xa vạn dặm” là vậy.

2. Cùng với Trung Hoa, Nhật Bản, SriLanka, Ấn Độ, Việt Nam là một trong những chiếc nôi cổ nhất của cây chè thế giới. Minh chứng sinh động cho nhận định chắc nịch này là cánh rừng chè cổ thụ với khoảng 40.000 cây trải dài suốt một dải Suối Giàng thuộc Văn Chấn, Nghĩa Lộ (Yên Bái), trong đó có 3 cây chiều cao 8 m, đường kính 3 người ôm không xuể.

Đây là niềm tự hào rất lớn của người dân đất Việt về trà. Theo tài liệu khảo cứu của Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, người ta đã tìm thấy dấu tích của lá và thân cây chè hoá thạch ở đất tổ Hùng Vương (Phú Thọ). Xa hơn nữa, họ còn đặt giả thuyết cây chè có từ thời đồ đá Sơn Vi (tức văn hoá Hoà Bình), cách đây khoảng 10 vạn năm.

 

Nghệ nhân trà Hoàng Anh Sướng.
Nghệ nhân trà Hoàng Anh Sướng.


Sự xuất hiện sớm của cây chè đã đưa người Việt Nam lên hàng những dân tộc biết uống trà sớm nhất thế giới. Tục uống trà ở Việt Nam rất phong phú. Từ cách uống cầu kỳ cổ xưa của tầng lớp vua chúa, phong lưu quyền quý, đến cách uống bình dân, hiện đại. Thường một bộ đồ trà có 3 chén quân, 1 chén tống để chuyên trà. Nước pha trà phải là thứ nước mưa trong, hoặc thứ sương đọng trên lá sen mà người đi thuyền hứng từng giọt vào buổi sớm.

Những khía cạnh của văn hoá ứng xử Việt Nam rất phong phú và biểu hiện tập trung nhất ở tục uống trà. Trà Việt Nam dù được chế biến, được uống bằng cách nào (độc ẩm, đối ẩm, quần ẩm) vẫn biểu thị một thứ “đạo”. “Trà đạo” Việt Nam thật trân trọng ở cách dâng mời đầy ngụ ý.

Dâng trà và dùng trà cũng là một biểu hiện phong độ văn hoá, sự thanh cao, tình tri âm, tri kỷ. Uống trà là một cách biểu thị mức độ tâm đắc cùng người đối thoại, tình yêu, học vấn. Nên nói, ở Việt Nam tồn tại một “nền văn hoá trà” thanh lịch và toả hương cũng là vì thế.

3. Sau này, khi đã gắn đời mình với nghiệp trà, noi gương cổ nhân, bàn chân tôi đã đi khắp mọi nẻo đường để nghiên cứu và truyền bá văn hóa trà Việt Nam với hàng ngàn buổi nói chuyện, trình diễn khắp mọi miền đất nước và nhiều nơi trên thế giới.

Nhưng với tôi, chưa có buổi trình diễn trà nào để lại nhiều ấn tượng, cảm  xúc như buổi dâng trà lên Nhà vua Akihito và Hoàng hậu  Michiko (Nhật Bản) vào sáng ngày 3/3/2017 tại Nhà khách Văn phòng Trung ương Đảng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và phu nhân đã tổ chức bữa tiệc trà tiếp đón Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam. Tôi vinh dự được pha trà và dâng trà các vị khách quý.

Bữa tiệc trà hôm đó chỉ kéo dài chừng 30 phút, nhưng tôi đã phải chuẩn bị cho buổi trình diễn trà vô cùng kỹ càng, công phu. Hồi hộp, lo âu, căng thẳng, nhưng khi Nhà vua cùng Hoàng hậu xuất hiện, tiến về phía bàn trà, nụ cười trìu mến, thân thiện cùng cái bắt tay nồng ấm của Ngài khiến mọi lo âu, căng thẳng chợt tan biến.

Nụ cười thân thiện, trìu mến ấy luôn nở trên môi Ngài mỗi khi tôi dâng trà lên Nhà vua và Hoàng hậu. Khi tôi chắp tay búp sen cùng nụ cười tươi thay lời chào, Hoàng hậu cũng chắp tay búp sen đáp lễ. Sang trọng mà gần gũi, lịch thiệp mà thân thiện, đó là vẻ đẹp luôn tỏa rạng ở hai người.

Trong bữa tiệc trà sáng hôm ấy, tôi đã dâng mời Nhà vua, Hoàng hậu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và phu nhân, cùng quan khách hai nước thưởng thức 2 đặc sản trà nổi tiếng của Việt Nam: Trà Tân Cương thượng hạng (chỉ hái một đọt non trên cùng) của vùng trà xanh nổi tiếng nhất tỉnh Thái Nguyên và Trà Sen Tây Hồ (do chính bàn tay tôi tẩm ướp theo phong cách truyền thống).

Hương thơm của trà Việt, hậu vị ngọt bền của trà Việt đã chinh phục, thấm vào lòng Nhà vua, Hoàng hậu và toàn thể quan khách. Các vị đã uống cạn những chén trà với vẻ thích thú và liên tục ban tặng những lời khen.

Kết thúc buổi tiệc trà, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và phu nhân tiễn khách, Nhà vua và Hoàng hậu tiến về phía bàn trà của tôi lần nữa, ban tặng lời khen “trà ngon quá”, cùng lời cảm ơn, nụ cười đôn hậu. Sự thân thiện và nụ cười nồng ấm từ Nhà vua và Hoàng hậu như một nguồn năng lượng đẹp, lan tỏa đến khắp khán phòng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cười vui: “Cháu đúng tên là Sướng. Hoàng Anh Sướng”. Nhà vua và Hoàng hậu đã lên xe, nhưng năng lượng an lành, tươi mát vẫn lan tỏa trong trà phòng.

Tôi chợt nhận ra, trà còn mang một vẻ đẹp khác. Chỉ có trà mới mang một bậc đế vương từ nước Nhật xa xôi đến với một người dân Việt Nam là tôi một cách gần gũi, thân mật đến vậy. Một chén trà nhỏ mà chứa đựng biết bao năng lượng của bình an, tình thương mến. Một chén trà nhỏ mà bắc cả một nhịp cầu yêu thương, hòa bình, gắn kết giữa hai quốc gia.

Với tôi, buổi dâng trà Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản sáng ngày 3-3-2017 là buổi dâng trà đáng nhớ nhất trong đời.

Theo baodautu

Nghệ thuật thưởng trà trong văn hóa Việt

Nói đến nghệ thuật thưởng trà Việt Nam là người ta nhắc đến thú uống trà của người Hà Nội.

Nếu người dân vùng khác thích uống trà “mộc” (trà không ướp hương), thì nhiều gia đình Hà Nội xưa lại thích uống trà ướp sen, trà nhài, trà ngâu, trà cúc, trà sói... Đặc biệt, trà sen là một thứ trà quý chỉ dùng để tiếp khách tri ân, hoặc làm quà biếu.

Trà sen tựa thứ trà mạn Hà Giang, mỗi cân ướp từ 1.000 bông đến 1.200 bông sen Tây Hồ và phải là thứ sen chưa bóc cánh với “độ” hương cao nhất. Hiện ở Hà Nội còn khoảng 6 gia đình làm loại trà này.

Hoàng Anh Sướng (Nghệ nhân trà)


------------

(Nhan đề bài viết do Baodautu.vn đặt)

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.