(GLO)- Ở buôn Ma Dương, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa (Gia Lai), D. (xin giấu tên) được mọi người biết đến với sắc đẹp Yàng cho, nhưng đời cô lại gắn với sự nghèo. Cũng chính cái nghèo đã đẩy cuộc đời D. theo những ngả rẽ mịt mùng.
Lời ru buồn...
Năm 1989, ở tuổi 16, D. đẹp như bông hoa rừng vừa chớm nở, biết bao trai làng vây quanh chỉ thầm ước được cô một lần để mắt tới. Đời con gái mới bắt đầu, D. cũng chưa muốn vội lấy chồng, nhưng ngặt nỗi, gia đình nghèo quá, phải bắt chồng để có một cuộc sống riêng và giúp đỡ cha mẹ đã đến tuổi xế chiều. Chọn lựa mãi, trong số trai làng chỉ có Rơ Mah Nuang hiền lành, khỏe mạnh, lại có giọng hát như con chim Chrao vang vọng núi rừng, khiến cô sơn nữ động lòng.
Đám cưới nghèo diễn ra trong sự tiếc nuối của nhiều trai làng, nhưng ai cũng thầm chúc cho đôi trai tài, gái sắc hạnh phúc bền lâu… Khi vừa bước sang tuổi 20, D. và Nuang đã có đến 3 mặt con. Cuộc sống vốn vất vả lại càng khốn khó. Không biết trời xui đất khiến thế nào, Nuang lại quen với những người đi đãi vàng ở Campuchia. Ý nghĩ làm giàu nổi lên, Nuang bỏ lại D. và các con, lặn lội nơi rừng thiêng nước độc của xứ người để nuôi giấc mộng vàng. Cứ ngỡ rồi chồng sẽ sớm trở về, nhưng một mùa rẫy trôi qua, mùa rẫy thứ hai lại đến không thấy bóng Nuang trở về. Đến mùa rẫy thứ năm thì mọi hy vọng đều tan biến. D. không tin vào mắt mình khi nhận được thư và bức ảnh chụp Nuang sánh đôi cùng một cô gái Campuchia. D. tự nhủ, thôi thì biết làm sao, chắc số mình chỉ có vậy. Từ đó D. cứ lầm lì, ai thuê gì cũng làm để kiếm tiền nuôi con.
Ba năm lưu lạc xứ người
Để lo cho cuộc sống gia đình, D. không nề hà vất vả, ai thuê gì cũng làm. “Bông hoa rừng” ngày xưa vẫn còn nguyên nét đẹp đã khiến bao chàng trai thầm ước. Cũng từ vẻ đẹp trời phú ấy, cùng với cái nghèo một lần nữa đẩy D. ghi thêm những năm tháng ê chề vào nhật ký đời mình.
Năm 1997, khi đang làm thuê tại một lò gạch trong làng, D. gặp người đàn bà tên Nguyễn Thị Hồng Lý. Bà Lý đã dụ dỗ cô cùng với H’Moen, H’Poak và Roa: “Mấy đứa bay còn trẻ, lên TP. Pleiku rửa chén bát cho cửa hàng ăn uống, tao trả mỗi đứa 300 ngàn đồng/tháng…”. Không do dự, D. cùng các bạn theo bà Lý lên xe về thành phố. Sáng hôm sau, bà đưa 4 người lên xe ra thẳng Hà Nội, rồi đi về Vĩnh Phúc, sau đó cả nhóm nghỉ lại tại ngôi nhà nơi vùng núi hẻo lánh mà D. không rõ nơi nào. Trong lúc bơ vơ chờ đợi, D. gặp một người thợ mộc, khi bắt chuyện mới biết mình bị lừa, định bỏ trốn nhưng trong túi không có đồng nào, lại sợ bị đánh nên đành phó mặc cho số phận. Tại đây, bà Lý bảo bốn cô gọi mình là “mẹ Trung” và đặt tên cho bốn cô là Hoa, Hương, Hồng, Cúc. Hành trình của 4 sơn nữ lênh đênh trên thuyền từ Hải Phòng về Quảng Ninh rồi lên Móng Cái: “Dù không tin, nhưng cũng vẫn phải đi, vì đã hết đường đi mất rồi”- D. tâm sự.
Vượt qua một quãng đường dài, cả 4 người được đưa đến Đông Hưng (Trung Quốc), “mẹ Trung” đưa mọi người vào nhà bà Vui: “Có hàng đấy, xem tính thế nào…”. Cuộc trao đổi giữa “mẹ Trung” và bà Vui chớp nhoáng rồi bà ta nhận tiền bỏ đi. Sống ở Đông Hưng được 5 ngày, khi D. đòi đi làm thì bà Vui trả lời: “Làm gì, tao đã mua tụi bay rồi”. Sau này, cô mới biết mình bị bán với giá 3.000 nhân dân tệ. Nước mắt lại rơi, cô muốn tìm đến cái chết, nhưng nghĩ còn cha mẹ già và con thơ ở nhà, nên D. đành cam chịu để hy vọng một ngày nào đó sẽ trở về quê. Với vẻ đẹp của mình, D. luôn được ưu ái, khi bà Vui hỏi chuẩn bị đi lấy chồng nhé, biết không thể cãi lời, D. đồng ý: “Nhưng tôi không lấy ông già, không lấy người nghèo đâu”.
D. lần lượt được đưa đến Quảng Châu, Quảng Tây và điểm dừng chân cuối cùng là Quảng Đông. Ở đây thêm ba ngày, cô được dẫn đi cho khách xem mặt. Khi khách đã chịu, D. đòi đi xem nhà, nhưng khi vừa đến nơi thấy gia đình của người mua mình có mẹ già và nuôi heo, D. không chịu: “Do không biết tiếng, nên mình chỉ vào bà mẹ và đàn heo rồi lắc đầu”. Lần thứ hai xem mặt là một người đàn ông còn rất trẻ, nhưng gia đình lại làm ruộng, D. cũng từ chối.
Đến hôm sau, cô lại được dẫn đến cho một người đàn ông tuổi gần bằng bố mình, bà Vui hỏi D.: “Thích lấy ông già không?”. Lúc này, cô chỉ biết trả lời: “Thế nào cũng được nhưng phải giàu”. Sau khi mọi điều kiện được chấp nhận, 10 ngày sau, D. được đón về làm dâu trong gia đình 3 thế hệ, lúc này cô mới biết mình được mua lại với giá 7.500 nhân dân tệ. Chồng của D. làm bảo vệ tại một công ty bao bì, ông cũng đã có một đời vợ là người Việt Nam, nhưng vừa cưới được một tháng đã bị vợ trộm tiền trốn mất. Những ngày đầu tiên làm dâu tại xứ người, D. cảm thấy may mắn khi được sống trong một gia đình tử tế. Chỉ một năm sau, cô sinh cho gia đình chồng một bé trai kháu khỉnh. Dù không phải chịu cuộc sống cơ cực, nhưng nỗi nhớ nhà cứ ám ảnh, khiến D. nung nấu ước vọng trở về.
Hạnh phúc muộn màng
Sau 3 năm lưu lạc ở Trung Quốc, khi bắt đầu lấy được lòng tin của gia đình chồng, D. tìm cách liên lạc về cho gia đình. Ban đầu cũng chỉ định một lần về thăm rồi quay trở lại, nên chồng cô cũng đồng ý, nhưng một sự cố xảy ra khiến D. quyết định ở lại quê hương.
Những ngày D. lưu lạc, ông Kpah Buat đã bán hết tài sản trong nhà để đi tìm con, ở đâu nghe tin ông cũng tìm đến. Ba năm mỏi mòn, vô vọng ông cứ nghĩ: “Có lẽ nó đã chết rồi”. Quá vui mừng vì nhận được thư con gái, ông Buat đã ngã từ lan can nhà sàn xuống bị liệt phải nằm một chỗ. Nhận được tin, D. được gia đình chồng cho 3.000 nhân dân tệ và gần 2 cây vàng để cô trở về. Tuy vậy, trên đường về, D. bị kẻ xấu lừa lấy hết tài sản.
Trở về quê sau 3 năm lưu lạc với hai bàn tay trắng nhưng đổi lại D. tìm lại được cảm giác hạnh phúc và hơi ấm gia đình.
Lời ru buồn...
Năm 1989, ở tuổi 16, D. đẹp như bông hoa rừng vừa chớm nở, biết bao trai làng vây quanh chỉ thầm ước được cô một lần để mắt tới. Đời con gái mới bắt đầu, D. cũng chưa muốn vội lấy chồng, nhưng ngặt nỗi, gia đình nghèo quá, phải bắt chồng để có một cuộc sống riêng và giúp đỡ cha mẹ đã đến tuổi xế chiều. Chọn lựa mãi, trong số trai làng chỉ có Rơ Mah Nuang hiền lành, khỏe mạnh, lại có giọng hát như con chim Chrao vang vọng núi rừng, khiến cô sơn nữ động lòng.
D. (thứ hai từ phải sang) kể lại chuyện đời mình. Ảnh: Lê Anh |
Ba năm lưu lạc xứ người
Để lo cho cuộc sống gia đình, D. không nề hà vất vả, ai thuê gì cũng làm. “Bông hoa rừng” ngày xưa vẫn còn nguyên nét đẹp đã khiến bao chàng trai thầm ước. Cũng từ vẻ đẹp trời phú ấy, cùng với cái nghèo một lần nữa đẩy D. ghi thêm những năm tháng ê chề vào nhật ký đời mình.
Năm 1997, khi đang làm thuê tại một lò gạch trong làng, D. gặp người đàn bà tên Nguyễn Thị Hồng Lý. Bà Lý đã dụ dỗ cô cùng với H’Moen, H’Poak và Roa: “Mấy đứa bay còn trẻ, lên TP. Pleiku rửa chén bát cho cửa hàng ăn uống, tao trả mỗi đứa 300 ngàn đồng/tháng…”. Không do dự, D. cùng các bạn theo bà Lý lên xe về thành phố. Sáng hôm sau, bà đưa 4 người lên xe ra thẳng Hà Nội, rồi đi về Vĩnh Phúc, sau đó cả nhóm nghỉ lại tại ngôi nhà nơi vùng núi hẻo lánh mà D. không rõ nơi nào. Trong lúc bơ vơ chờ đợi, D. gặp một người thợ mộc, khi bắt chuyện mới biết mình bị lừa, định bỏ trốn nhưng trong túi không có đồng nào, lại sợ bị đánh nên đành phó mặc cho số phận. Tại đây, bà Lý bảo bốn cô gọi mình là “mẹ Trung” và đặt tên cho bốn cô là Hoa, Hương, Hồng, Cúc. Hành trình của 4 sơn nữ lênh đênh trên thuyền từ Hải Phòng về Quảng Ninh rồi lên Móng Cái: “Dù không tin, nhưng cũng vẫn phải đi, vì đã hết đường đi mất rồi”- D. tâm sự.
Vượt qua một quãng đường dài, cả 4 người được đưa đến Đông Hưng (Trung Quốc), “mẹ Trung” đưa mọi người vào nhà bà Vui: “Có hàng đấy, xem tính thế nào…”. Cuộc trao đổi giữa “mẹ Trung” và bà Vui chớp nhoáng rồi bà ta nhận tiền bỏ đi. Sống ở Đông Hưng được 5 ngày, khi D. đòi đi làm thì bà Vui trả lời: “Làm gì, tao đã mua tụi bay rồi”. Sau này, cô mới biết mình bị bán với giá 3.000 nhân dân tệ. Nước mắt lại rơi, cô muốn tìm đến cái chết, nhưng nghĩ còn cha mẹ già và con thơ ở nhà, nên D. đành cam chịu để hy vọng một ngày nào đó sẽ trở về quê. Với vẻ đẹp của mình, D. luôn được ưu ái, khi bà Vui hỏi chuẩn bị đi lấy chồng nhé, biết không thể cãi lời, D. đồng ý: “Nhưng tôi không lấy ông già, không lấy người nghèo đâu”.
D. lần lượt được đưa đến Quảng Châu, Quảng Tây và điểm dừng chân cuối cùng là Quảng Đông. Ở đây thêm ba ngày, cô được dẫn đi cho khách xem mặt. Khi khách đã chịu, D. đòi đi xem nhà, nhưng khi vừa đến nơi thấy gia đình của người mua mình có mẹ già và nuôi heo, D. không chịu: “Do không biết tiếng, nên mình chỉ vào bà mẹ và đàn heo rồi lắc đầu”. Lần thứ hai xem mặt là một người đàn ông còn rất trẻ, nhưng gia đình lại làm ruộng, D. cũng từ chối.
Đến hôm sau, cô lại được dẫn đến cho một người đàn ông tuổi gần bằng bố mình, bà Vui hỏi D.: “Thích lấy ông già không?”. Lúc này, cô chỉ biết trả lời: “Thế nào cũng được nhưng phải giàu”. Sau khi mọi điều kiện được chấp nhận, 10 ngày sau, D. được đón về làm dâu trong gia đình 3 thế hệ, lúc này cô mới biết mình được mua lại với giá 7.500 nhân dân tệ. Chồng của D. làm bảo vệ tại một công ty bao bì, ông cũng đã có một đời vợ là người Việt Nam, nhưng vừa cưới được một tháng đã bị vợ trộm tiền trốn mất. Những ngày đầu tiên làm dâu tại xứ người, D. cảm thấy may mắn khi được sống trong một gia đình tử tế. Chỉ một năm sau, cô sinh cho gia đình chồng một bé trai kháu khỉnh. Dù không phải chịu cuộc sống cơ cực, nhưng nỗi nhớ nhà cứ ám ảnh, khiến D. nung nấu ước vọng trở về.
Hạnh phúc muộn màng
Sau 3 năm lưu lạc ở Trung Quốc, khi bắt đầu lấy được lòng tin của gia đình chồng, D. tìm cách liên lạc về cho gia đình. Ban đầu cũng chỉ định một lần về thăm rồi quay trở lại, nên chồng cô cũng đồng ý, nhưng một sự cố xảy ra khiến D. quyết định ở lại quê hương.
Những ngày D. lưu lạc, ông Kpah Buat đã bán hết tài sản trong nhà để đi tìm con, ở đâu nghe tin ông cũng tìm đến. Ba năm mỏi mòn, vô vọng ông cứ nghĩ: “Có lẽ nó đã chết rồi”. Quá vui mừng vì nhận được thư con gái, ông Buat đã ngã từ lan can nhà sàn xuống bị liệt phải nằm một chỗ. Nhận được tin, D. được gia đình chồng cho 3.000 nhân dân tệ và gần 2 cây vàng để cô trở về. Tuy vậy, trên đường về, D. bị kẻ xấu lừa lấy hết tài sản.
Trở về quê sau 3 năm lưu lạc với hai bàn tay trắng nhưng đổi lại D. tìm lại được cảm giác hạnh phúc và hơi ấm gia đình.
Lê Anh