Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mặc dù chiến tranh đã lùi xa nhưng chất độc da cam/dioxin mà quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam vẫn để lại di chứng nặng nề cho nhiều thế hệ, gia đình. Vì vậy, chung tay xoa dịu nỗi đau này là trách nhiệm của mỗi người và của cộng đồng.
Nhân kỷ niệm 58 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961-10/8/2019) và Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) Việt Nam 10-8, Hội NNCĐDC/dioxin huyện Chư Sê vừa tổ chức chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam” năm 2019. 
Ông Nguyễn Xuân Thủy-Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin huyện Chư Sê-cho biết: Toàn huyện có gần 800 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam; 485 gia đình với trên 600 người là nạn nhân, trong đó có gần 200 gia đình đặc biệt khó khăn; 70 gia đình có từ 2 đến 5 nạn nhân; nạn nhân là con đẻ (thế hệ gián tiếp) và cháu nội ngoại (thế hệ thứ 3) có 252 người bị di chứng bẩm sinh khuyết tật nặng và đặc biệt nặng.
 Tặng xe lăn cho các gia đình NNCĐDC/dioxin. Ảnh: H.P
Tặng xe lăn cho các gia đình NNCĐDC/dioxin. Ảnh: H.P
Những người tham dự chương trình đều khó kìm được những giọt nước mắt khi gặp những nạn nhân bị di chứng chất độc da cam. Điển hình là trường hợp của anh Hoàng Ngọc Nhung (tổ 8, thị trấn Chư Sê). Chân tay anh Nhung co quắp, cử chỉ ngây dại, ánh mắt vô hồn. Tuy sinh năm 1985 nhưng nếu không có người trông coi thì anh Nhung phải nằm trong cũi gỗ như một đứa trẻ. Bà Nguyễn Thị Thắm-mẹ anh Nhung-cho hay: Nhung bị di chứng từ người cha từng tham gia chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên.
Dịp này, Hội đã trao tặng 43 xe lăn cho các đối tượng là người khuyết tật (trị giá 2,5 triệu đồng/chiếc) và 300 suất quà (450 ngàn đồng/suất) cho các gia đình là NNCĐDC trên địa bàn huyện. Nguồn kinh phí được các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh ủng hộ. Được tặng chiếc xe lăn, cựu chiến binh Trần Văn Chung (thôn Hương Phú, xã Ia Glai) xúc động: “Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tôi bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin. Rất may là đến giờ con cháu tôi vẫn khỏe mạnh bình thường. Những năm qua, gia đình tôi được Đảng, Nhà nước quan tâm, hỗ trợ, động viên cả về vật chất lẫn tinh thần, qua đó giúp giảm bớt phần nào khó khăn, ổn định cuộc sống”.
Tại chương trình, bà Trần Thu Hiền-đại diện đoàn phật tử TP. Hà Nội-chia sẻ: “Đến với NNCĐDC là đến với những người nghèo nhất trong những người nghèo, những người đau khổ nhất trong những người đau khổ. Đến giờ, nhiều người vẫn đang hàng ngày, hàng giờ quằn quại, vật vã vì những căn bệnh quái ác, vì tật nguyền do di chứng tàn khốc của chất độc da cam/dioxin. Nhiều người mẹ 9 tháng mang nặng đẻ đau, tần tảo nuôi nấng cả chục năm mà đứa con vẫn nằm im một chỗ vô tri vô giác. Vì vậy, mỗi người chúng ta hãy cùng đồng lòng dấy lên phong trào “Người người, nhà nhà, ngành ngành cùng chung tay góp sức xoa dịu nỗi đau xuyên thế hệ-nỗi đau da cam”.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Xuân Thủy cho biết thêm: “Thời gian tới, Hội sẽ tích cực vận động các nguồn lực xã hội để tiếp tục chăm sóc, giúp đỡ các NNCĐDC, phấn đấu 100% nạn nhân được thăm hỏi, tặng quà vào các dịp lễ, Tết; đồng thời có thêm nhiều hình thức giúp đỡ họ vươn lên trong cuộc sống để hòa nhập với cộng đồng như hỗ trợ vay vốn sản xuất, hỗ trợ đột xuất, liên kết khám-chữa bệnh miễn phí…”.
 HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.