Chung kết cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp tỉnh Gia Lai lần thứ VI-năm 2022

(GLO)- Ngày 20-12, tại Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức chung kết cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp tỉnh Gia Lai lần thứ VI-năm 2022. Tham dự có đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; các thành viên Ban tổ chức, Ban giám khảo và 7 thí sinh dự thi chung kết cùng hơn 50 đoàn viên, thanh niên của TP. Pleiku.

Quang cảnh cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp tỉnh Gia Lai lần thứ VI-năm 2022. Ảnh: Đức Thụy
Quang cảnh cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp tỉnh Gia Lai lần thứ VI-năm 2022. Ảnh: Đức Thụy

Cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp lần thứ VI được triển khai từ tháng 6-2022. Đối tượng dự thi là sinh viên các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng; học sinh trường THPT trên địa bàn tỉnh; đoàn viên, hội viên, thanh niên có nhu cầu khởi nghiệp; doanh nhân trẻ, chủ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong độ tuổi thanh niên và hội viên Câu lạc bộ Khởi nghiệp nông nghiệp tỉnh. Chủ dự án, ý tưởng là người Gia Lai hoặc đang sinh sống, học tập, sinh hoạt Đoàn-Hội tại Gia Lai và không quá 35 tuổi.

Các thí sinh tham quan gian hàng khởi nghiệp của thanh niên bên lề cuộc thi. Ảnh: Đức Thụy
Các thí sinh tham quan gian hàng khởi nghiệp của thanh niên bên lề cuộc thi. Ảnh: Đức Thụy

Vượt qua vòng sơ khảo, 7 ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp xuất sắc nhất được chọn vào vòng chung kết, gồm: xây dựng và phát triển chuỗi cung cứng trà Kombucha đa vị (tác giả Lê Thị Thu Hồng); mô hình nông trại canh tác-sản xuất cà phê theo hướng bền vững kết hợp du lịch nông nghiệp và cộng đồng (tác giả Trần Thị Kim Phùng Thủy); sản xuất rau an toàn, bền vững ứng dụng công nghệ với chi phí thấp và hiệu quả cao (tác giả Huỳnh Văn Lộc); thành lập làng nghề thanh niên đan lát rổ, rá, gùi bằng tre, nứa (tác giả Rơ Mah H’Dịu); sản xuất cà phê đặc sản kết hợp phát triển kinh tế bền vững (tác giả Nguyễn Tiến Định); tìm hướng đi mới cho nhãn Chơ Glong (tác giả Bùi Đức Trung); mô hình kinh doanh chăm sóc sức khỏe-sắc đẹp phát triển từ thành phố đến nông thôn kết hợp du lịch quảng bá sản phẩm Việt, tối ưu truyền thông kết hợp chuyển đổi số (tác giả Nguyễn Viết Nghĩa). 

Ban tổ chức trao giải nhất cho thí sinh Rơ Mah H’Dịu (ở giữa). Ảnh: Đức Thụy
Ban tổ chức trao giải nhất cho thí sinh Rơ Mah H’Dịu (ở giữa). Ảnh: Đức Thụy

Tại vòng chung kết, các tác giả đã thuyết trình về tính mới, tính sáng tạo, tính khả thi của ý tưởng, dự án; chiến lược, kế hoạch kinh doanh, kêu gọi vốn của dự án và trả lời câu hỏi của Ban giám khảo. Kết quả, Ban tổ chức đã trao 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba và 4 giải khuyến khích cho các tác giả. Giải nhất thuộc về ý tưởng thành lập làng nghề thanh niên đan lát rổ, rá, gùi bằng tre, nứa tác giả Rơ Mah H’Dịu-Bí thư Đoàn xã Ia Kriêng (huyện Đức Cơ). 

Ban tổ chức còn trao 3 giải dự án triển vọng cho các tác giả. Tất cả các ý tưởng, dự án tham gia vòng chung kết còn được hỗ trợ tư vấn về pháp lý, các thủ tục đưa sản phẩm ra thị trường, mã truy xuất nguồn gốc… sau khi kết thúc cuộc thi. 

Ông Đoàn Minh Dưỡng-Phó Tổng Biên tập Báo Gia Lai, thành viên Ban Giám khảo cuộc thi trao giải ba cho thí sinh Trần Thị Kim Phùng Thủy. Ảnh: Đức Thụy
Ông Đoàn Minh Dưỡng-Phó Tổng Biên tập Báo Gia Lai, thành viên Ban Giám khảo cuộc thi trao giải ba cho thí sinh Trần Thị Kim Phùng Thủy. Ảnh: Đức Thụy

Tại chương trình, đoàn viên, thanh niên đã được các khách mời: Thạc sĩ Phạm Thanh Tuấn-giảng viên nguồn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia; anh Thái Nguyễn Trung Thành-Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Khởi nghiệp Nông nghiệp Gia Lai, đạt giải thưởng Lương Định Của năm 2022; anh Phạm Hồng Thưởng-Giám đốc điều hành Trung tâm Ngoại ngữ LALISA, giải nhất cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp tỉnh Gia Lai lần thứ IV-năm 2020 chia sẻ về kỹ năng, kinh nghiệm khởi nghiệp.

Cuộc thi được tổ chức nhằm lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong cộng đồng, cung cấp kiến thức khởi nghiệp cho thanh niên, góp phần triển khai có hiệu qủa phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” và chương trình “Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”.

PHAN LÀI

Có thể bạn quan tâm

Gặp “nút vàng YouTube” Thanh Giang

Gặp “nút vàng YouTube” Thanh Giang

(GLO)- Chỉ làm thử một số clip ngắn để đăng YouTube cho vui, cô giáo Huỳnh Thị Thanh Giang (SN 1988, Trường THCS Nguyễn Tất Thành, xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) không ngờ có ngày được vinh dự nhận nút vàng YouTube. Hơn thế, sân chơi còn giúp học sinh của ngôi trường ở xã vùng III này thêm yêu trường, mến lớp.
Chế biến dầu ép lạnh từ hạt chanh dây

Chế biến dầu ép lạnh từ hạt chanh dây

(GLO)- Sau 3 năm nghiên cứu, anh Trần Mạnh Hưng-Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp dịch vụ thương mại tổng hợp Tân Lộc Phát (làng Git, xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã chế biến thành công dầu ép lạnh từ hạt chanh dây. Năm 2022, sản phẩm này đã đạt OCOP 3 sao cấp huyện và được sự đón nhận tích cực từ người tiêu dùng.
Khởi nghiệp thành công với trang trại dâu tây hữu cơ

Khởi nghiệp thành công với trang trại dâu tây hữu cơ

(GLO)- Chỉ sau 1 năm, anh Võ Trung Dũng (40 tuổi, quận Long Biên, TP. Hà Nội) đã gầy dựng trang trại dâu tây hữu cơ rộng gần 2 ha tại làng Châm Prông, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa. Mỗi ngày, anh thu về gần 3 triệu đồng và thu hút nhiều người đến tham quan trải nghiệm.
Pour Over: Nghệ thuật pha chế cà phê độc đáo

Pour Over: Nghệ thuật pha chế cà phê độc đáo

(GLO)- Là phương pháp pha chế thủ công tiêu biểu của làn sóng thứ 3, Pour Over đã bóc tách mọi hương vị có trong những hạt cà phê đặc sản của vùng đất Gia Lai. Thời gian gần đây, nghệ thuật pha chế này được các bạn trẻ yêu cà phê ở phố núi Pleiku đặc biệt quan tâm, phát triển và lan tỏa mạnh mẽ.
"Thổi hồn" nghệ thuật cho mây tre đan

"Thổi hồn" nghệ thuật cho mây tre đan

(GLO)- Từ cửa hàng bày bán các sản phẩm đan lát bằng mây, tre thô sơ của bố mẹ, chàng trai 9X Trần Văn Hoàn (phường Diên Hồng, TP. Pleiku) đã “biến tấu“ thành những sản phẩm mây tre đan đầy tính nghệ thuật và bắt kịp xu hướng hiện đại.
Biến gỗ mục thành "vàng ròng"

Biến gỗ mục thành "vàng ròng"

Chỉ từ những thân gỗ mục, anh Ngô Bảo Lâm (36 tuổi, ở P.Thắng Lợi, TP.Kon Tum, Kon Tum) đã điêu khắc thành những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo, đẹp mắt, doanh thu hàng trăm triệu đồng/tháng.
Tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

Tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(GLO)- Đó là khẳng định của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Trương Hải Long tại hội nghị đối thoại với thanh niên được tổ chức vào chiều 27-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Những câu hỏi của thanh niên đã được Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành giải đáp, làm rõ.
Lan tỏa tình yêu với phở

Lan tỏa tình yêu với phở

(GLO)- Là thạc sĩ kinh tế học và đang có công việc nhà nước ổn định, chị Lương Vũ Thảo Nguyên (số 11 Huỳnh Thúc Kháng, TP. Pleiku) khiến bạn bè, người thân bất ngờ với quyết định rẽ ngang sang nghề nấu phở. Và, càng bất ngờ hơn khi mới đây, chị trở thành chủ nhân của giải “Hoa hồi sáng tạo“ trong cuộc thi “Đi tìm người nấu phở ngon“.
Thu tiền tỉ từ lá

Thu tiền tỉ từ lá

Qua bàn tay khéo léo của một nữ giáo viên ở tỉnh Quảng Nam, những chiếc lá đã được “biến tấu“ thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Và thật kỳ diệu, khi chính “cuộc chơi cùng lá“ đã giúp nữ giáo viên trẻ thu về tiền tỉ mỗi năm.