Chư Pưh nỗ lực duy trì sĩ số học sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm gần đây, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Pưh luôn chú trọng đến vấn đề duy trì sĩ số và nâng cao tỷ lệ chuyên cần của học sinh. Công tác này còn được thực hiện xuyên suốt cả năm học nhằm đảm bảo tính liên tục, hiệu quả trong dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương.
Bài toán nan giải
Em Siu H'Din-học sinh lớp 8A3 Trường THCS Phan Bội Châu là con thứ 3 trong một gia đình nghèo có đến 7 anh chị em tại làng Lũ Rưng (xã Ia Hrú) và là người duy nhất còn được đến trường học chữ. Thế nhưng cách đây 2 tháng, vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên H'Din buộc phải nghỉ học ở nhà phụ cha mẹ làm thuê để kiếm tiền trang trải cuộc sống. 1 ngày, 2 ngày, rồi 1 tuần trôi qua vẫn không thấy H'Din tới lớp, cô giáo chủ nhiệm và một số thầy cô đã tìm về tận nhà để vận động em đi học. Phải đến lần gặp gỡ thứ 3, cha mẹ H'Din mới xuôi lòng đồng ý cho con trở lại trường. H'Din thủ thỉ: “Nhà nghèo, anh em đông nên ba mẹ em rất vất vả. Chính em cũng muốn nghỉ học để về phụ giúp gia đình. Thời gian đó, thầy cô liên tục đến động viên em và ba mẹ, rằng muốn thoát nghèo thì phải đi học trước đã, sau này sẽ có cái nghề nuôi thân và lo cho gia đình”.
 Công tác duy trì sĩ số góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục tại huyện Chư Pưh. Ảnh: M.T
Công tác duy trì sĩ số góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục tại huyện Chư Pưh. Ảnh: M.T
Trường hợp như H'Din không hiếm, thậm chí còn khá phổ biến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Ia Hrú nói riêng và toàn huyện Chư Pưh nói chung. Điều kiện kinh tế khó khăn cộng với nhận thức còn hạn chế, nhiều gia đình đã không ngần ngại để con em mình nghỉ học giữa chừng. Mặt khác, vài năm gần đây, những cây trồng chủ lực từng đem lại sự sung túc cho người dân Chư Pưh như cà phê, hồ tiêu… liên tục bị chết, giá cả sụt giảm khiến nhiều gia đình lao đao. Một số hộ quyết định rời quê đi mưu sinh nơi khác và đưa con cái theo cùng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác duy trì sĩ số học sinh của các trường học trên địa bàn huyện.
Thầy Nguyễn Ngọc Nga-Hiệu trưởng Trường THCS Phan Bội Châu-cho hay: Năm học này, toàn trường có 473 học sinh. Là trường vùng 3 với gần 50% học sinh dân tộc thiểu số nên nhà trường gặp không ít khó khăn trong công tác duy trì sĩ số và nâng cao tỷ lệ chuyên cần. Hầu hết gia đình các em đều rất nghèo, có em nhà cách trường 5 km vẫn phải đi bộ đến lớp. “Vụ thu hoạch cà phê vừa rồi, chúng tôi đã tích cực vận động để các em đến lớp đầy đủ nhằm đảm bảo chất lượng cho đợt thi học kỳ 1”-thầy Nga cho biết.
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (xã Ia Phang) cũng gặp khó khăn tương tự khi một số học sinh phải theo cha mẹ vào tỉnh Bình Dương làm công nhân. “Các em không chuyển hẳn mà cứ đi vài ngày lại về xin học lại. Nếu không quá thời gian theo quy định, trường vẫn tạo điều kiện để các em được tiếp tục đến lớp và phân công, bố trí giáo viên phụ đạo miễn phí ngoài giờ, trái buổi hoặc vào thứ bảy nhằm kịp thời củng cố lượng kiến thức bị thiếu hụt. Qua vận động, toàn trường hiện có khoảng 100 em không theo bố mẹ nữa mà ở lại nhà với người thân để đi học”-cô Trương Thị Điểm-Hiệu trưởng nhà trường-thông tin.
Nỗ lực gỡ khó
Trước thực trạng trên, huyện Chư Pưh đã đề ra nhiều giải pháp nhằm kéo giảm tỷ lệ học sinh bỏ học và duy trì tỷ lệ học sinh chuyên cần. Ông Đậu Sỹ Quốc-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Pưh-cho biết: Công tác duy trì sĩ số học sinh được xem là một nhiệm vụ chính trị của ngành, được thực hiện thường xuyên và liên tục trong suốt năm học. Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, Phòng đã chỉ đạo các trường triển khai cho giáo viên chủ nhiệm bám lớp, bám làng, phối hợp với hệ thống chính trị xã, thị trấn bằng mọi biện pháp không để học sinh thất học. Đồng thời, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về giải pháp duy trì sĩ số học sinh theo từng cụm trường; triển khai hoạt động kết nghĩa giữa các trường thuận lợi với vùng khó khăn, giữa lớp thuận lợi với lớp khó khăn trong cùng một trường để hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như cuộc sống. Bên cạnh xây dựng môi trường “xanh-sạch-đẹp-an toàn” và “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nhiều trường còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa để tạo hứng thú học tập, giúp học sinh thêm gắn bó với trường lớp. Nhờ đó, công tác duy trì sĩ số tại các trường học tương đối đảm bảo, đạt tỷ lệ 98,8%.
Các trường học tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa để thu hút học sinh đến lớp. Ảnh: Mộc Trà
Các trường học tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa để thu hút học sinh đến lớp. Ảnh: Mộc Trà
Ngoài nhiệm vụ giảng dạy, nhiều giáo viên đã coi học sinh như chính người thân của mình; thường xuyên gần gũi, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh lẫn học sinh để động viên, giúp đỡ. Cô Hồ Thị Huệ-giáo viên chủ nhiệm lớp 4A4 (điểm trường làng Chao Pông, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng) chia sẻ: “100% học sinh của lớp tôi chủ nhiệm là người Jrai. Tuy thuận lợi là nhà gần điểm trường song do hoàn cảnh khó khăn nên cha mẹ các em lại hay đi làm rẫy xa và đưa con nhỏ theo cùng. Do đó, cứ 6 giờ sáng, giáo viên chủ nhiệm lại phải đến nhà tìm cách vận động đưa học sinh ra lớp. Chúng tôi cũng cố gắng tạo cho các em tâm thế mỗi ngày đến trường là một niềm vui như: lồng ghép các trò chơi trong bài học; dạy hát múa; chăm chút cho các em từng miếng ăn, giấc ngủ, cắt tóc, móng tay; tự bỏ tiền mua bánh kẹo, sách vở, quần áo mới để khen thưởng, tuyên dương các em đi học chuyên cần và có thành tích học tập tốt trong tuần…”.
Bên cạnh đó, những hoạt động phong trào khác như: Vườn rau của em, Ngày hội sách, Trò chơi dân gian, Liên hoan văn nghệ, thể dục-thể thao, Em yêu tiếng Việt… được các trường học tổ chức thời gian qua cũng góp phần đáng kể trong việc duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng dạy và học ở địa phương.
 MỘC TRÀ

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.