Chư Pah: Dân chủ, công khai trong bình xét danh hiệu văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Việc bình xét, công nhận gia đình văn hóa được tiến hành công khai, dân chủ, không chạy theo hình thức, số lượng đã tác động tích cực đến phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở Chư Pah.
Nghĩa Hưng là một trong những xã đi đầu trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa và là xã đầu tiên của huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2017. Ông Nguyễn Công Minh-Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng-cho biết: Để phong trào xây dựng gia đình văn hóa thực sự đi vào cuộc sống, hàng năm, cứ đến Ngày hội đại đoàn kết toàn dân (ngày 18-11), xã lại tổ chức hoạt động văn hóa-thể thao, đồng thời tôn vinh các gia đình văn hóa tiêu biểu. Đây là dịp để các gia đình giao lưu, nhìn lại quá trình phấn đấu trong năm. Việc bình xét được tổ chức công khai, dân chủ; nhờ đó, phát huy được tiếng nói của người dân, tạo sự công bằng và làm cơ sở để quyết định có công nhận hoặc rút danh hiệu gia đình văn hóa. 
 Ông Nguyễn Công Minh-Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng thăm, động viên một gia đình trên địa bàn xã bị cháy nhà. Ảnh. Đ.Y
Ông Nguyễn Công Minh-Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng thăm, động viên một gia đình trên địa bàn xã bị cháy nhà. Ảnh. Đ.Y
Hộ ông Vũ Văn Thê (thôn 7) là gia đình văn hóa tiêu biểu nhiều năm liền của xã Nghĩa Hưng. Gia đình có 3 thế hệ cùng chung sống hòa thuận. Bà Sáu (vợ ông Thê) chia sẻ: Để có thể hài hòa trong xử sự với mẹ chồng, với con dâu, bà luôn lấy tình cảm yêu thương làm đầu. Trong gia đình, bố mẹ phải luôn là tấm gương sáng cho các con, đối xử bình đẳng với các con từ những việc nhỏ nhất. Còn theo ông Thê thì: Xây dựng gia đình văn hóa không phải vì danh hiệu, vì tờ giấy khen mà là để gìn giữ nền nếp gia phong, để duy trì cuộc sống ấm no, hạnh phúc, làm nền tảng cho các con khôn lớn, trưởng thành. “Tại thôn 7, mỗi lần tổ chức bình xét danh hiệu gia đình văn hóa là các gia đình được nghe bà con trong thôn góp ý cho mình những lời lẽ chân thành nhất; sau đó dựa trên các tiêu chí để bình xét  công tâm, nghiêm túc. Cùng với đó, để tránh tình trạng hàng xóm láng giềng nể nhau, Ban nhân dân thôn còn tổ chức bỏ phiếu kín để thể hiện tính dân chủ, công khai trong bình xét danh hiệu”-ông Thê cho hay.
Tại hầu hết các xã, việc bình xét, công nhận gia đình văn hóa cũng được tiến hành công khai, dân chủ và đặc biệt là không chạy theo hình thức. Ngay từ đầu năm, xã Nghĩa Hòa tổ chức tuyên truyền trên loa phát thanh, trong các cuộc họp để người dân nắm rõ tinh thần, nội dung, mục đích, ý nghĩa của việc đăng ký, xây dựng danh hiệu gia đình văn hóa. Sau đó, hướng dẫn người dân tự nguyện đăng ký; thôn, làng có trách nhiệm rà soát lại, chốt danh sách và gửi lên Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã làm cơ sở thực hiện. Về nội dung này, ông Lê Văn Thành-Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hòa-cho biết: “Quan điểm của xã là không chạy theo hình thức, mà phải chọn lựa những gia đình tiêu biểu mới bình xét tặng danh hiệu gia đình văn hóa. Với cách làm này, tỷ lệ gia đình văn hóa ở Nghĩa Hòa luôn ở mức trên 80%/năm. Sau khi có kết quả bình xét và được công nhận, xã đều tổ chức tôn vinh các gia đình tiêu biểu. Như vậy, danh hiệu gia đình văn hóa mới có sức lan tỏa và được người dân đón nhận”.
Theo đánh giá của Phòng Văn hóa-Thông tin huyện, từ năm 2016 đến nay, phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã trở thành một trong những nội dung quan trọng và trở thành phong trào thi đua toàn diện, sâu rộng, được đông đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đồng tình hưởng ứng. Toàn huyện có 104 thôn, làng, tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa; 13.496/17.086 gia đình được công nhận gia đình văn hóa. 
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Hữu Qưới-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Chư Pah-cho biết: Thời gian tới, huyện tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò quan trọng của việc xây dựng gia đình văn hóa. Xác định xây dựng gia đình văn hóa là một trong những nội dung cốt lõi của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng gia đình văn hóa” ở cơ sở, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Cùng với đó, huyện sẽ tiếp tục phát huy tính dân chủ, công khai trong việc bình xét danh hiệu gia đình văn hóa. 
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.