Choáng ngợp trước dinh thự 2tỷ đô nổi tiếng của tỷ phú giàu nhất châuÁ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
'Tòa nhà đắt nhất thế giới' Antilia của tỷ phú Mukesh Ambani cần đến 600 người vận hành và được xem là một trong những biểu tượng của thành phố Mumbai (Ấn Độ).
Tỷ phú người Mukesh Ambani người Ấn Độ là một trong những nhà tài phiệt giàu có nhất châu Á với số tài sản nắm giữ lên tới 54 tỷ USD. Không chỉ nổi tiếng giàu có, tên của vị tỷ phú này còn gắn liền với một công trình kiến trúc nổi tiếng ở Mumbai, đó chính là tòa nhà Antilia - nơi ông cùng vợ con đang sinh sống. Dưới đây là một vài sự thật thú vị về công trình tiêu tốn 2 tỷ USD chi phí xây dựng.
 
Dinh thự Antilia của tỷ phú giàu có nhất châu Á là một trong những tòa nhà đắt giá nhất thế giới, với diện tích sàn lên tới 37.000 mét, nằm tại đại lộ Altamount phía nam thành phố Mumbai, Ấn Độ.
 
“Biểu tượng của thành phố Mumbai” được đặt tên theo một hòn đảo huyền thoại thuộc Đại Tây Dương. Tòa nhà được hoàn tất vào năm 2010, qua 4 năm xây dựng và được coi là dinh thự tư nhân đắt nhất thế giới.
 
Dinh thự có tới 27 tầng. Nếu tính cả những tầng có gác đôi thì “tòa tháp” của tỷ phú Ấn Độ có 40 tầng.
 
Nơi này còn có phòng nghỉ ngơi riêng cho nhân viên an ninh và các trợ lý của Mukesh Ambani. Được biết cần tới 600 nhân công vận hành tòa nhà.
 
Dinh thự của Ambani được trang bị phòng xông hơi, salon, phòng khiêu vũ, 3 bể bơi, nhiều phòng tập yoga…
 
hòng chiếu phim riêng có sức chứa tới 50 người và trên nóc của rạp chiếu phim là một khu vườn địa chất.
 
Dinh thự có 6 hầm để xe có thể nhét vừa 168 chiếc.
 
Tòa tháp có 9 thang máy phục vụ khách và thành viên của gia đình tỷ phú.
 
Thiết kế theo nhiều kiểu kiến trúc, những đồ đạc làm từ pha lê, đá cẩm thạch, ngọc trai,… được bày bố trang trí quanh dinh thự.
 
Trên nóc tòa nhà 27 tầng là 3 bãi đỗ trực thăng hoành tráng.
 
Tỷ phú Mukesh Ambani 61 tuổi là người đứng đầu tập đoàn đa ngành Reliance Industries. Theo tính toán của Bloomberg, tài sản của tỷ phú Ambani ước tính khoảng 44,3 tỷ USD. Năm ngoái, ông vượt Jack Ma để trở thành tỷ phú giàu nhất châu Á. Ảnh: Reuters
Trình Đạt (Saostar)

Có thể bạn quan tâm

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

(GLO)- Sau gần 7 tháng sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị và xây dựng lại nhà xưởng bị hư hại do hỏa hoạn, Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê đã hoạt động trở lại, góp phần giải “bài toán” ô nhiễm môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được xử lý kịp thời.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.