Chợ Nga trong lòng Sài Gòn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khu chợ Nga có bán đủ loại áo ấm, từ áo gió mỏng cho đến áo bông, áo dạ loại dày có lẽ ít khi dùng đến với thời tiết ở Việt Nam. Nó chiếm trọn tầng 1 và 2 cao ốc 328 Võ Văn Kiệt, phường Cô Giang, quận 1, TP.HCM.

Khi tôi đến, nhiều đoàn xe du lịch đỗ xịch ở sân rộng đằng trước, mấy đoàn khách Âu, khách Nhật và Hàn Quốc cùng tiến vào.

 

Khu chợ Nga ở đường Võ Văn Kiệt, Q.1, TP.HCM và ông chủ Nguyễn Mạnh Tòng.
Khu chợ Nga ở đường Võ Văn Kiệt, Q.1, TP.HCM và ông chủ Nguyễn Mạnh Tòng.

Chợ áo ấm

Các vị khách có lẽ đã tìm hiểu hoặc được giới thiệu từ trước, rảo quanh các ngóc ngách của chợ.

Áo ấm đủ loại giăng kín, vào đã thấy nóng trong tiếng đon đả mời chào, có cả tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Việt... Nhãn hàng ở đây đủ loại, có hầu hết những thương hiệu lớn của phương Tây, Nga hay Mỹ...

"Khách đến đây phần lớn tìm mua các loại áo bông, áo dạ, loại ấm nhất của thị trường hiện nay vì ở đây hàng xịn mà giá phải chăng!" - chị Hoa, chủ một quầy hàng, vừa nói với chúng tôi vừa quay sang trả lời một vị khách đang mặc cả bằng tiếng Hàn: "Ở đây không nói thách, có bớt thì bớt một ít thôi à!".

Theo lời anh Vũ Ánh Dương - nhân viên ban quản lý chợ Nga, toàn khu chợ có chừng 200 gian hàng, bán toàn áo ấm chủ yếu dành cho thị trường hàn đới như Nga, châu Âu, châu Mỹ và một số nước Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản...

Là một điểm đến mới trên bản đồ du lịch của TP.HCM nên khu chợ chủ yếu bán lẻ cho du khách. Tuy nhiên, hàng hóa ở đây phần lớn vẫn là bán sỉ cho các thị trường nói trên, đặc biệt là nước Nga.

Điều này giải thích sự có mặt của văn phòng đại diện ba hãng vận chuyển hàng hóa của Nga tại đây.

Chúng tôi vào cửa hàng thực phẩm Nga nằm ở góc phải tầng 2 khu chợ, nơi bán rất nhiều mặt hàng gia dụng, lưu niệm, thực phẩm, cả đóng gói lẫn tươi sống "made in Russia".

Ở góc bán rượu Vodka, có hai người đàn ông Việt đứng tuổi đang chuyện trò. Một người tên Nguyễn Viết Dũng cho biết mình từng học tập ở Liên Xô 40 năm trước, đến đây mua thức ăn Nga.

Cửa hàng rộng chừng 100m2 này bán khá nhiều mặt hàng từ tranh, ảnh, đồng hồ, đèn ngủ hay những con lật đật nhiều màu sắc, kích cỡ; rồi các loại ấm chén kim loại hình biểu tượng lâu đài Nga...

Đặc biệt ở đây vẫn là các loại Vodka, cá, thịt hay gia vị Nga.

Tình nước Nga

 

Rất nhiều khách nước ngoài tìm đến chợ Nga để chọn mua áo ấm.
Rất nhiều khách nước ngoài tìm đến chợ Nga để chọn mua áo ấm.

Sau vài lần liên hệ, chúng tôi gặp chủ nhân của chợ Nga - ông Nguyễn Mạnh Tòng tại một căngtin nằm cạnh khu chợ.

Ông giới thiệu mình là một người lính, gắn liền cả giai đoạn hoa niên của mình với nước Nga ăm ắp kỷ niệm, nơi ông theo học khóa huấn luyện phi công kể từ năm 1982.

"Bản thân tôi chỉ là người lính rời khỏi quân ngũ. Tôi chỉ là người tạo lập nơi chốn để những người yêu đất nước Nga cùng nhau tụ hội, làm ăn. Vì khu chợ này tập trung phần lớn những người từng ở Nga về, có người là tiến sĩ, người kỹ sư, có người đi xuất khẩu lao động...

Một mình tôi không thể tạo lập được, tôi chỉ là người nối kết họ lại mà thôi!" - ông Tòng tâm sự.

Ông Tòng kể năm 1986 ông từ Nga - khi ấy còn là Liên Xô - trở về VN, ngoài quân hàm đại úy hoạt động trong quân đội, ông cũng "chân trong chân ngoài làm khá nhiều công việc, gồm cả buôn bán để kiếm sống.

Đến đầu thập niên 1990 sau khi khối XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, trong lần đi tìm một người bạn hàng, ông được gia đình người này chỉ đến thương xá Tax, TP.HCM.

Khi bước lên "chợ quần áo" ở tầng 2 của thương xá này, ông như "cá gặp nước" vì thấy người ta giao dịch với nhau toàn tiếng Nga, đặc biệt là khách hàng nườm nượp đến đây từ Nga và các nước Đông Âu.

Không chỉ cảm thấy có sự quen thuộc với rất nhiều cảm xúc từ quá khứ, ông còn nhận ra cơ hội, tiềm năng làm ăn cho mình.

Chính vì thế, một mặt ông bắt tay tìm hiểu ngay thị hiếu của khách, một mặt ông tận dụng những mối quan hệ sẵn có tại các công ty may xuất khẩu hàng đầu của VN lúc ấy.

Ông đăng ký đặt gian hàng đại diện May Nhà Bè, vừa bán lẻ cho khách, vừa liên hệ để xuất hàng đi nhiều nơi.

Sau mấy năm làm ăn xuôi chèo mát mái, thương xá Tax dẹp "chợ quần áo", ông cùng nhiều chủ hàng dọn sang "chợ Hoàng Thành" - Sài Gòn Square ở Q.1.

Ổn định được trong vài năm, ông nảy ra ý tưởng lập một khu chợ mới và chuyển sang vị trí tòa cao ốc hiện nay.

Ban đầu không ai dám sang nhưng ông mạnh dạn thuê chỗ và đặt tên là "chợ Nga", đồng thời kêu gọi các chủ hàng quen biết từng ở Nga và chuyên bán hàng cho khách Nga tập trung về đây.

Mấy ngày đầu khai trương, hàng quán đầy chợ, khách đến đông vui nhưng chủ yếu là khách mời. Một, hai tháng sau đó, việc kinh doanh trở nên ế ẩm, khách không đến vì địa điểm lúc ấy được xem là xa trung tâm thành phố, đường Võ Văn Kiệt lại đang làm, đầy bụi, ngổn ngang.

Nhiều tiểu thương nóng ruột, bỏ dần để chuyển sang nơi khác. Một mặt ông Tòng tìm cách để bù lỗ đậm, một mặt lên phương án tìm nguồn khách đến. Sau một thời gian, khách đến ngày càng đông, nhiều đơn vị du lịch đưa chợ Nga vào tour mua sắm. Nhiều tiểu thương lần lượt quay về...

Đừng để khách bỏ đi

"Việc thu hút khách ở đây, tất cả cũng từ chất lượng và giá cả. Các mặt hàng áo ấm tại đây chủ yếu lấy từ gốc để bán, là từ các công ty sản xuất dôi dư vài ba phần trăm của những lô hàng lớn.

Cũng có người nhanh nhạy mua vải, đặt hàng theo mẫu mã phù hợp với từng thị trường nước ngoài nên giá cả rất hợp lý.

Một điều quan trọng khác, không chỉ ban quản lý chợ yêu cầu, mà mọi tiểu thương ở đây đều biết rằng kiếm được một người khách về chợ rất khó nên đừng nói thách quá đáng để họ bỏ đi!" - chủ nhân của ngôi chợ, ông Nguyễn Mạnh Tòng, cho biết.

Thái Lộc-Bình Minh/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.