Chiến thuật vắc xin dịch vụ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nhiều người hâm mộ bóng đá Việt Nam đã rất ngỡ ngàng khi thấy hình ảnh các cổ động viên bóng đá ngồi kín khán đài Sân vận động Puskás Arena ở Hungary khi theo dõi các trận đấu tại Euro 2020.

Đây là sân vận động duy nhất hiện tại của châu Âu cho phép 100% khán giả vào sân với sức chứa 68.000 người.

Hiện nay, trung bình mỗi ngày Hungary vẫn đang ghi nhận gần 100 ca bệnh Covid-19 mới. Song, có lý do để nước này “dũng cảm” như vậy. Tới thời điểm hiện tại, theo Trung tâm kiểm soát và phòng, chống dịch bệnh châu Âu (ECDC), 53% dân số trên 18 tuổi của quốc gia này đã tiêm đủ 2 liều vắc xin Covid-19, 66,2% dân số đã tiêm ít nhất 1 liều (với dân số gần 10 triệu người).

Đẩy sớm, đẩy nhanh chiến lược vắc xin để đạt miễn dịch cộng đồng đang trở thành cơ sở để nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu trở lại trạng thái bình thường trong đại dịch Covid-19.

Tại Việt Nam, chúng ta mới bắt đầu tiêm vắc xin Covid-19 kể từ tháng 3.2021 và cho tới nay mới chỉ hơn 2 triệu liều được tiêm, đạt tỷ lệ 2,3% dân số; số người tiêm đủ 2 liều mới chỉ là hơn 100.000 người, đạt tỷ lệ chỉ 0,1%.

Bộ Chính trị trong kết luận tại cuộc họp hôm 11.6 về công tác phòng chống dịch Covid-19 cũng đã nêu rõ yêu cầu xem xét cho phép tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo quy định của nhà nước mua, cung cấp vắc xin ngừa Covid-19, để đẩy nhanh việc mua và tổ chức tốt tiêm vắc xin cho người dân.

Mới đây, Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cũng đã chỉ đạo chuẩn bị khởi động cơ chế tiêm dịch vụ vắc xin Covid-19 sau khi tiêm xong cho đối tượng ưu tiên và đạt miễn dịch cộng đồng.


Mục tiêu quan trọng nhất của chiến lược vắc xin là đẩy nhanh việc mua và cung cấp được nhiều nhất vắc xin Covid-19 đến người dân để đạt hiệu quả miễn dịch cộng đồng. Chính vì vậy, trong thời điểm mà “nguy cơ lỗi nhịp” trong chiến lược vắc xin đang hiện hữu, thì cần phải huy động mọi nguồn lực, mọi khả năng, mọi hình thức và bằng mọi cách để thực hiện được mục tiêu nói trên.

Trong những ngày qua, TP.HCM và nhiều địa phương, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên địa bàn, cũng đã đề xuất được chủ động tiếp cận nguồn vắc xin và sớm thực hiện cơ chế vắc xin dịch vụ bên cạnh việc tiêm vắc xin miễn phí theo đối tượng ưu tiên. Đây là những giải pháp hoàn toàn khả thi, thậm chí rất cần thiết để tập trung các nguồn lực xã hội cho việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược vắc xin, không chỉ là mua mà còn tổ chức tiêm cho người dân.

Nếu việc tiêm vắc xin dịch vụ có thể triển khai sớm, song song với tiêm vắc xin miễn phí cho các đối tượng ưu tiên, hay các vùng đang có dịch bùng phát, thì không chỉ đẩy nhanh được độ phủ của vắc xin Covid-19 mà còn giúp nhà nước giảm được gánh nặng ngân sách. Nguồn ngân sách nhà nước cho việc này hay Quỹ vắc xin Covid-19 đã được rất nhiều người dân, doanh nghiệp ủng hộ những ngày qua có thể dùng để tập trung cho “trụ cột” thứ 2 của chiến lược vắc xin: nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc xin trong nước để chủ động nguồn cung.

Theo LÊ HIỆP (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Một vấn đề bao trùm được các đại biểu Quốc hội quan tâm, trước hết là chúng ta nên triển khai quyết liệt, hiệu quả công cuộc cải cách thể chế - một trong 3 đột phá chiến lược nhằm giải quyết các thách thức phát triển, mở ra tiềm năng lớn hơn nữa.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.