Chiến thắng Điện Biên, vang mãi bản hùng ca

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Cho đến hôm nay, sau 60 năm giải phóng Điện Biên Phủ, ca khúc “Chiến thắng Điện Biên” luôn sống mãi trong lòng nhân dân. Chỉ cần nghe những ca từ đầu tiên “Giải phóng Điện Biên bộ đội ta tiến quân trở về”, cũng đủ liên tưởng từng đoàn quân trùng trùng điệp điệp với khí thế hừng hực cách mạng. Vượt lên trên dòng chảy của thời gian hơn nửa thế kỷ qua, “Chiến thắng Điện Biên” vẫn còn là sức sống mãnh liệt, là tiếng hân hoan hiệu triệu đồng bào cả nước đón mừng ngày mảnh đất Điên Biên thân yêu được giải phóng sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Nhạc sĩ tài hoa, nở hoa giữa miền Tây Bắc

 
Thành phố Điện Biên hôm nay, 60 năm trước là “túi bom” của thực dân Pháp.
Thành phố Điện Biên hôm nay, 60 năm trước là “túi bom” của thực dân Pháp.

Đỗ Nhuận là nhạc sĩ tài hoa- người cố nhạc sĩ mà tên tuổi của ông gắn liền với những ca khúc viết về Bộ đội Cụ Hồ và Trường Sơn huyền thoại. Trong nhiều ca khúc sáng tác về người lính như “Hành quân xa”, “Trên đồi Him Lam”, thì ca khúc “Chiến thắng Điện Biên” là biểu tượng cao đẹp về sự hội tụ niềm vui của toàn Đảng, toàn quân và nhân dân ta sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Năm 1995, trong dịp nhạc sĩ Đỗ Nhuận được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt đầu tiên), khi nói về sự ra đời của ca khúc “Chiến thắng Điện Biên” ông cho biết: “Tôi đã hình dung ra ngày quân và dân Tây Bắc giải phóng. Những ca từ trong bài hát, đều rút ra trong cuốn hồi ký trong những ngày tháng tôi chiến đấu. Tôi nghĩ, mình phải có một ca khúc sáng tác về ngày Điện Biên  giải phóng trong sự hân hoan vui mừng của các dân tộc anh em miền Tây Bắc. Vậy là đêm ngày 7 tháng 5 năm 1954, tôi đã thức trắng để gieo những nốt nhạc đầu tiên lên những vần thơ. Những ca từ “Giải phóng Điện Biên, bộ đội ta tiến quân trở về, giữa mùa này hoa nở, miền Tây Bắc tưng bừng vui”, đã nung nấu trong đầu tôi nhiều ngày, nhiều tháng trước đó. Ca khúc “Chiến thắng Điện Biên là ca khúc ruột của cuộc đời tôi, đã nở hoa giữa miền Tây Bắc”.

Ngay sau khi ca khúc “Chiến thắng Điện Biên” hoàn chỉnh, Đài Tiếng nói Việt Nam đã trực tiếp thu âm và trở thành bản nhạc “bình minh” chào đón mỗi ngày mới, phát rộng rãi trên toàn quốc. Những nốt nhạc “Giải phóng Điện Biên, bộ đội ta tiến quân trở về, giữa  mùa này hoa nở, miền Tây Bắc tưng bừng vui” đã làm nức lòng chiến sĩ cả nước, ăn sâu bám rễ vào tiềm thức nhân dân, có sức lan tỏa khắp 5 châu 4 biển và toàn thế giới. Ca khúc “Chiến thắng Điện Biên” như một “lá chắn” chấm dứt 9 năm trường kỳ đánh thực dân Pháp và tuyên bố với bạn bè thế giới là toàn thắng đã về nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp đã thất bại hoàn toàn, con người và dải đất Điện Biên đã bước sang ngày mới.


 

Tượng đài Chiến thắng Điện Biên trong lòng thành phố.
Tượng đài Chiến thắng Điện Biên trong lòng thành phố.

Sống mãi trong lòng nhân dân

60 năm qua, âm hưởng của ca khúc “Chiến thắng Điện Biên” luôn vang dội khắp non sông. Ca khúc ấy, không chỉ là tiếng nói chấm dứt sau 9 năm trường kỳ kháng chiến của dân tộc ta, mà còn là người bạn đồng hành của những người lính đã từng chiến đấu trên chiến trường Điện Biên Phủ. Ca khúc ấy không chỉ tượng trưng cho lá cờ bách chiến bách thắng, mà còn là “sợi chỉ đỏ” đánh dấu “cột mốc” ngày toàn thắng, thấm đẫm bao mồ hôi, xương máu chen lẫn niềm vui vô bờ bến của quân và dân cả nước. Nó vừa có sức lan tỏa rộng rãi trên toàn thế giới, vừa có sức sống mãnh liệt trong lòng công chúng. Ai cũng thuộc, ai cũng nhớ, ai cũng tự hào và chẳng bao giờ quên.

Khi nói về ca khúc “Chiến thắng Điện Biên”, nhạc sĩ Hoàng Lương, chi hội Nhạc sĩ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhận xét: Đó là tác phẩm điển hình, mẫu mực của nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Ông đã sáng tạo điệu thức dân ca, vận dụng nhuần nhuyễn sự mới lạ, mang sắc thái những điệu dân ca Tây Bắc và làn điệu chèo (xắp qua cầu) của đồng bằng Bắc bộ. Tất cả những hình tượng như tiếng kèn, nhịp bước quân hành, những bước chân rạo rực, điệu múa xòe hoa, đều cuộn chảy trong tâm hồn ông, rồi trào dâng thăng hoa thành vần, nhạc, điệu.

Con người và phong cảnh Mường Thanh, Điện Biên, Tây Bắc đã được thăng hoa trong những ca từ, nhảy múa trong từng nốt nhạc, hân hoan hùng tráng trong mỗi điệp khúc, tạo thành biểu tượng sắc thái cho chiến thắng vinh quang của dân tộc. Để khi “Núi sông bừng lên, đất nước ta sáng ngời, cánh đồng Điện Biên cờ chiến thắng tưng bừng trên trời” khiến “Cả thế giới đón mừng chiến dịch đại thắng lợi, góp sức xây dựng hòa bình”.
 
Hôm nay, toàn Đảng, toàn quân và nhân dân ta kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đi giữa phố phường rực rỡ cờ hoa, nghe ca khúc “Chiến thắng Điện Biên” mà lòng người rạo rực. Và dù hơn nửa thế kỷ qua, trải qua nhiều thăng trầm, khắc nghiệt của làn sóng âm nhạc thị trường, ca khúc “Giải phóng Điện Biên” vẫn chiếm vị trí trong trái tim người yêu nhạc, sống mãi trong lòng nhân dân cả nước.

Mai Thắng

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.