Chị Phạm Thị Bình cải thiện thu nhập nhờ chế biến bột chuối xanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với mong muốn nâng cao giá trị của cây chuối mốc, chị Phạm Thị Bình (làng Ó, xã Ia Vê, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã cho ra đời dòng sản phẩm bột chuối xanh mang thương hiệu Nam Phúc.

Mô hình sản xuất này không chỉ giúp cải thiện thu nhập mà còn góp phần làm phong phú sản phẩm đặc trưng địa phương.

Chị Bình chia sẻ: “Tại xã Ia Vê, giống chuối mốc được trồng ở nhiều nơi trong vườn rẫy của các hộ người Jrai. Tuy nhiên, người dân chỉ để quả chín rơi rụng hoặc mang về sử dụng trong gia đình. Chính vì vậy, tôi đã mày mò học hỏi, nghiên cứu đưa chuối xanh trở thành sản phẩm thiết thực và lành mạnh.

Theo các tài liệu nghiên cứu khoa học thì quả chuối xanh chứa lượng tinh bột kháng cao nhất so với các loại hạt và củ khác. Sản phẩm có vị ngọt, thơm, chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, kali, chất xơ và đặc biệt là các chất chống oxy hóa có tác dụng giúp phát triển lợi khuẩn, cải thiện hệ tiêu hóa, tim mạch”.

Chị Phạm Thị Bình đã tìm tòi, cho ra đời dòng sản phẩm bột chuối xanh mang thương hiệu Nam Phúc. Ảnh: M.K

Chị Phạm Thị Bình đã tìm tòi, cho ra đời dòng sản phẩm bột chuối xanh mang thương hiệu Nam Phúc. Ảnh: M.K

Sau khi tìm hiểu kỹ thuật, đầu năm 2024, chị Bình bắt tay vào chế biến chuối mốc xanh thành dạng bột. Chị đến từng thôn, làng thu mua quả chuối mốc xanh với giá 3-6 ngàn đồng/kg. Chuối xanh sau khi vệ sinh làm sạch được tước nhẹ lớp vỏ ngoài giúp giữ tối đa chất xơ và dinh dưỡng rồi cắt lát, đem sấy khô, nghiền thành bột.

Thời gian đầu khi chưa làm chủ được nhiệt độ sấy, chị Bình không ít lần thất bại. Phải trải qua 5 lần thử nghiệm, chị mới tìm ra được công thức sấy chuẩn nhất nhằm giữ được hàm lượng tinh bột kháng trong chuối xanh. Theo chị Bình, khoảng 15 kg chuối xanh sẽ cho ra 1 kg thành phẩm tinh bột. Chuối xanh dùng làm nguyên liệu phải có độ già vừa phải, khi cắt lát luôn phải đảm bảo độ dày giống nhau. Quan trọng nhất là công đoạn sấy, bởi nhiệt độ sấy khác nhau sẽ cho thành phẩm khác nhau.

“Sau công đoạn sấy tiêu chuẩn, chuối được nghiền bằng máy nghiền công nghiệp để bột có độ mịn đồng đều và đạt chất lượng cao. Bột chuối sau đó được kiểm tra chất lượng để đảm bảo không còn lẫn tạp chất và đạt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Khâu đóng gói và bảo quản là điều tôi rất chú trọng. Bao bì được thiết kế kín khí để ngăn chặn sự xâm nhập của độ ẩm và vi khuẩn, giúp bột chuối giữ được chất lượng tốt nhất trong suốt thời gian bảo quản”-chị Bình cho biết.

Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, tháng 3-2024, chị Bình hoàn thiện sản phẩm cũng như nhãn mác, bao bì và đưa ra thị trường. Chị mạnh dạn ứng dụng hình thức thương mại điện tử để giới thiệu và chào bán sản phẩm bột chuối xanh trên các nền tảng mạng xã hội, kể cả livestream bán hàng...

Ban đầu, khách hàng là những người thân quen. Thế nhưng, chỉ trong thời gian ngắn, sản phẩm tinh bột chuối xanh của chị dần được nhiều người biết đến và tin tưởng sử dụng. Các đơn đặt hàng ngày một tăng, không chỉ trong tỉnh mà còn mở rộng ra các thị trường khác như: TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng...

Chị Bình đã học hỏi, nghiên cứu đưa chuối xanh trở thành sản phẩm thiết thực và lành mạnh. Ảnh: Mai Ka

Chị Bình đã học hỏi, nghiên cứu đưa chuối xanh trở thành sản phẩm thiết thực và lành mạnh. Ảnh: Mai Ka

Khi sản lượng tiêu thụ tăng lên, chị Bình quyết định phát triển quy mô sản xuất. Chị đầu tư thêm máy sấy, máy nghiền, máy đóng gói… để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao chất lượng. Với giá bán ra 260 ngàn đồng/kg, mỗi tháng, chị Bình thu về trên 25 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Ông Đinh Quang Tuyến-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Vê-thông tin: Ngoài cung cấp cho các đại lý bán lẻ, sản phẩm bột chuối xanh của Cơ sở sản xuất Nam Phúc do chị Phạm Thị Bình làm chủ hiện tiêu thụ mạnh trên các kênh thương mại điện tử, tiếp cận rất nhiều người tiêu dùng.

Sản phẩm bột chuối xanh được thị trường đón nhận cũng giúp các hộ trồng chuối trên địa bàn xã có địa điểm thu mua thường xuyên, tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân và góp phần quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Ngoài sản phẩm trà sả chanh đã đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh, Cơ sở sản xuất Nam Phúc đang tiếp tục hoàn thiện sản phẩm, đưa bột chuối xanh tham gia đánh giá, phân hạng OCOP.

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Lê Văn Vũ (19 tuổi) là người đứng sau loạt phim hoạt hình triệu view, như Chàng trai bất tử (11,2 triệu lượt xem), Yêu em trong mơ (1,8 triệu lượt xem), series Tây Du Ký gen Z (7,6 triệu lượt xem)... Nhờ công việc này, Vũ đã có thêm thu nhập ổn định từ khi còn là học sinh.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.