Chế phẩm từ lá bàng đoạt giải nhất Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với chủ đề Thúc đẩy đổi mới sáng tạo mở và chuyển đổi số, cuộc thi Sinh viên với Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2023 - phát động từ ngày 12-4 - đã nhận được hơn 100 dự án đến từ hơn 30 trường ĐH, CĐ trên cả nước.

Đó là các dự án đa dạng, đa lĩnh vực như: công nghệ sinh học, chăm sóc sức khỏe, công nghệ thông tin, công nghệ thực phẩm...

Tại vòng sơ loại, ban giám khảo đã chọn ra 60 đội thi bước tiếp vào vòng bán kết và 27 đội xuất sắc bước vào vòng chung kết. Các đội vào vòng chung kết tiếp tục được tham gia các buổi huấn luyện về kỹ năng hoàn thiện sản phẩm, mô hình kinh doanh, tài chính khởi nghiệp, gọi vốn đầu tư và pitching... để nâng cao chất lượng dự án.

Nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành với sản phẩm chế xuất từ dịch chiết lá bàng
Nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành với sản phẩm chế xuất từ dịch chiết lá bàng

Tại vòng chung kết tổ chức ngày 29-8, 27 đội chia thành 3 bảng, thi 2 vòng. Sau khi chấm điểm, đánh giá, xét chọn dựa trên các tiêu chí: ý tưởng đổi mới sáng tạo, tính khả thi và cạnh tranh của dự án, ứng dụng khoa học công nghệ trong mọi lĩnh vực, ban giám khảo đã trao giải quán quân cho Aquabetle Plus - sản phẩm gia tăng hiệu quả từ dịch chiết lá bàng của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.

Dự án này do nhóm Nguyễn Hữu Tiến, Đoàn Thị Thu Hằng nghiên cứu 2 năm qua. Chế phẩm lá bàng mang ý nghĩa hạn chế kháng sinh, giúp nâng cao chất lượng thủy sản cho Việt Nam. Sản phẩm này có thể ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế, xuất phát từ hiện trạng của nhóm nghiên cứu môi trường sau quá trình đi thực tế.

ThS Trần Thành, Viện Nghiên cứu và Phát triển bền vững - Founder, giảng viên hướng dẫn dự án, cho biết: "Định hướng kế tiếp của nhóm là không ngừng hoàn thiện sản phẩm. Nhóm đang hoàn thiện quy trình sản xuất để làm hồ sơ sở hữu trí tuệ cho sản phẩm. Việc này giúp các ý tưởng của nhóm được bảo hiểm và cũng là tiền đề để mạnh dạn mở rộng thương mại hóa".

Hai giải nhì Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo 2023 thuộc về gen gội đầu và dưỡng tóc từ cây ngải xanh của Trường THPT Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng và Lotusleep - phim ngậm hỗ trợ giấc ngủ tự nhiên từ tim sen và thảo mộc Việt Nam của Trường ĐH Công Thương TP HCM. Ngoài ra, ban tổ chức còn trao 2 giải ba, 4 giải khuyến khích và 4 giải tiềm năng.

ThS Nguyễn Văn Ngà - Phó Tổng Giám đốc Công ty MebiFarm, Ủy viên Hội đồng Tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp phía Nam - đánh giá các dự án ở vòng chung kết rất thiết thực, giàu tiềm năng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và có khả năng thị trường hóa sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Văn Thiên: Gương sáng ngành Điện lực

Nguyễn Văn Thiên gương sáng ngành Điện lực

(GLO)- Nhiệt huyết, yêu nghề, trách nhiệm là nhận xét mà các đồng nghiệp và cấp trên dành cho anh Nguyễn Văn Thiên-Công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp Điện lực Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Anh xứng đáng là gương sáng của ngành Điện lực.

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.