Tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều học giả cho rằng vấn đề Biển Đông không chỉ mang tính khu vực mà còn là vấn đề quốc tế và toàn cầu, liên quan đến sự ổn định, an ninh và tự do hàng hải cho tất cả các nước có lợi ích ở khu vực.

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Asia Times)
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Asia Times)


Ngày 6/11, tại trung tâm báo chí hãng thông tấn Ukraine (UNIAN) đã diễn ra hội thảo bàn tròn mang tên "Quyền tài phán trên biển tại các khu vực tranh chấp, xung đột và cạnh tranh ở Biển Đen, Biển Azov và Biển Đông", với sự tham gia của hơn 20 nhà khoa học, chuyên gia và luật sư Ukraine.

Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Đông Âu, dưới sự chủ trì của Giám đốc Viện Chính trị Ukraine Ruslan Bortnik, các đại biểu tham gia hội thảo đã thảo luận các vấn đề pháp lý, chính trị, quân sự… liên quan một số khu vực tranh chấp và xung đột trên các vùng biển thế giới.

Trong đó, các đại biểu nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Nhiều học giả cho rằng vấn đề hiện nay ở Biển Đông không chỉ mang tính khu vực mà còn là vấn đề quốc tế mang tính toàn cầu, liên quan đến sự ổn định, an ninh và tự do hàng hải cho tất cả các nước có lợi ích ở khu vực. Do đó, sự quan tâm của toàn thể cộng đồng thế giới đối với vấn đề Biển Đông là cần thiết.

Tại hội thảo, nhà phân tích Peter Potopakhin tại Trung tâm Nghiên cứu Chính trị và Xã hội Ukraine cho rằng sự phát triển nhanh chóng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương tạo ra cơ hội to lớn cho tất cả các quốc gia.

Tuy nhiên, những cơ hội này chỉ có thể được tận dụng với điều kiện tất cả các nước trong khu vực thể hiện một chính sách cân bằng và có trách nhiệm.

Ông Potopakhin nhấn mạnh: "Cần phải giải quyết tất cả các tranh chấp hiện có ở Biển Đông trên cơ sở các chuẩn mực chung của luật pháp quốc tế, thông qua quá trình đàm phán bình đẳng và sử dụng các công cụ đáng tin cậy của các tổ chức pháp lý quốc tế."

Về phần mình, nhà khoa học chính trị và chuyên gia các vấn đề quốc tế Volodymyr Volya nhấn mạnh từ trước đến nay, quan điểm của Việt Nam đối với các vấn đề tranh chấp lãnh thổ luôn nhất quán và mang tính kiềm chế, tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình.

Kết thúc hội thảo, dự kiến Ban tổ chức sẽ chuyển các khuyến nghị liên quan đến các bộ, ngành nhà nước của Ukraine.

Theo Duy Trinh – Hồng Quân (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.