Đề xuất mới hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đề xuất một số thay đổi trong chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.

Cụ thể, tại dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất thay đổi một số hạng mục máy móc, thiết bị được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước 100% lãi suất trong 2 năm đầu, năm thứ 3 hỗ trợ 50% lãi suất vốn vay đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam để mua máy móc, thiết bị nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch.

 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản qua hơn 2 năm thực hiện đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của sản xuất nông nghiệp, nhận được sự đồng tình cao của bà con nông dân cả nước.

Tuy nhiên, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Quyết định trên cho thấy: các chủng loại máy móc, thiết bị có giá trị chế tạo trong nước 60% trở lên, nếu đáp ứng được yêu cầu sản xuất vẫn được nông dân tin tưởng đầu tư. Tuy nhiên, hầu hết trong số này là những loại máy móc đơn giản.

Một số loại máy có ý nghĩa tích cực trong việc giảm tổn thất sau thu hoạch (như máy gặt đập liên hợp, máy cấy, máy kéo công suất lớn, các loại thiết bị bảo quản sau thu hoạch…) ngành cơ khí trong nước vẫn chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, cần thiết phải điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư một số chủng loại máy móc nhập khẩu để nâng cao hiệu quả sản xuất.

 

Theo số liệu tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến ngày 31-3-2013, tổng dư nợ cho vay theo Quyết định 63 và 65 là 1.328,7 tỷ đồng.

Cụ thể, theo đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Danh mục máy móc, thiết bị được vay vốn và hỗ trợ lãi suất bao gồm:

a) Các loại máy làm đất, san phẳng đồng ruộng, gieo cấy, trồng, chăm sóc, thu hoạch lúa, ngô, cà phê, chè, mía; máy móc, thiết bị sản xuất muối sạch;

b) Máy móc, thiết bị tưới nước tiết kiệm dùng trong ngành trồng trọt; dùng cho sản xuất giống, nuôi trồng, thu hoạch thủy sản;

c) Các thiết bị dò cá, thiết bị thu, thả lưới câu, thiết bị thông tin liên lạc trên tàu cá; thiết bị cấp đông, hầm (buồng) cấp đông, thiết bị sản xuất nước đá làm lạnh, thiết bị lọc nước biển làm nước ngọt, thùng (hầm ) bảo quản sản phẩm có gắn thiết bị lạnh sử dụng trên tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần phục vụ đánh bắt xa bờ;

d) Máy móc, thiết bị chế biến sản phẩm từ phế và phụ phẩm nông nghiệp, thủy sản;

e) Các loại máy kéo, động cơ Diezel sử dụng trong nông nghiệp có công suất từ 30 mã lực trở lên; động cơ Diezel trong khai thác thủy sản xa bờ có công suất từ 150 mã lực trở lên.

Dự thảo quy định các loại máy móc, thiết bị trên phải bảo đảm có nhãn hàng hóa theo quy định. Đối với máy móc, thiết bị ngoại nhập phải là máy mới, chưa qua sử dụng, có đầy đủ hồ sơ nhập khẩu hợp lệ, xuất xứ rõ ràng và được công bố giá bán theo từng thời điểm.

Còn đối với máy móc, thiết bị của nước ngoài lắp ráp tại Việt Nam phải công bố tiêu chuẩn áp dụng, giá bán theo từng thời điểm.

Hỗ trợ lãi suất chênh lệch

Quyết định 65/2011/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 63/2010/QĐ-TTg đã quy định áp dụng lãi suất tín dụng đầu tư phát triển đối với các dự án đầu tư xây dựng kho dự trữ 4 triệu tấn lúa, ngô, kho lạnh bảo quản thủy sản (bao gồm cả kho lạnh trên tàu đánh bắt thủy sản), rau quả, kho tạm trữ cà phê và các dự án đầu tư chế tạo máy móc, thiết bị nông nghiệp nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch

Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số hạng mục được hỗ trợ tại Quyết định 63/2010/QĐ-TTg cần được rà soát, điều chỉnh loại bỏ hoặc bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể, không nên khuyến khích đầu tư các hạng mục kho chứa cà phê (đã đủ) và xây 4 triệu tấn kho dự trữ lúa gạo. Đến nay, các doanh nghiệp đầu tư quá nhiều kho chứa gạo. Mặt khác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho rằng cần xem xét bổ sung cơ chế hỗ trợ diêm dân sản xuất muối sạch, hạn chế tổn thất, nâng cao giá trị muối thương phẩm từ 15 - 20%.

Vì vậy, Bộ đề xuất hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước phần lãi suất chênh lệch giữa lãi suất thương mại và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam để thực hiện các Dự án nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng đối với nông sản, thủy sản (bao gồm cả thiết bị trong nước và nhập khẩu); các dự án chế tạo máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp.

Các hạng mục thuộc dự án được hỗ trợ bao gồm: Kho silô dự trữ lúa, ngô; hệ thống sấy nông sản; dây chuyền máy móc, thiết bị xay xát, đánh bóng, phân loại gạo; hệ thống nhà kính, nhà lưới, máy móc, thiết bị bảo quản, chế biến rau, hoa, quả; dây chuyền máy móc, thiết bị bảo quản, chế biến thủy sản; dây chuyền máy móc, thiết bị chế biến cà phê, chè, nhân điều, hồ tiêu; muối và các dự án chế tạo máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp.

Thanh Sự (Theo Chinhphu.vn)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.