Phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Rộc Tưng-Gò Đá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 30-12, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức cuộc họp thông tin về di tích khảo cổ Rộc Tưng-Gò Đá (thị xã An Khê) được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 1649/QĐ-TTg ngày 29-12-2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Dự họp có đại diện lãnh đạo Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin-Truyền thông; các cơ quan thông tấn, báo chí, phóng viên văn phòng đại diện các Báo, Đài Trung ương và ngành đứng chân trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì cuộc họp.

Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thông tin về di tích khảo cổ Rộc Tưng-Gò Đá cùng những giá trị nổi bật. Qua kết quả nghiên cứu, khai quật từ 2016 đến nay, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã phát hiện các sưu tập công cụ đá của người nguyên thủy có niên đại khoảng 80 vạn năm cách ngày nay, trong đó có các công cụ rìu tay ghè hai mặt thuộc dạng rất quý hiếm ở khu vực Đông Nam Á và Đông Á. Tất cả di vật đều được tìm thấy trong địa tầng văn hóa nguyên vẹn, chứ không chỉ là di vật đơn lẻ tìm thấy trên mặt đất.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì cuộc họp
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Hoàng Ngọc 

Những phát hiện Đá cũ đã đưa An Khê vào 1 trong 10 điểm có di tích Đá cũ của loài người giai đoạn người đứng thẳng. Phát hiện chấn động này khiến các sử gia phải viết lại lịch sử loài người, góp thêm tư liệu nghiên cứu lịch sử hình thành con người và văn hoá đầu tiên của nhân loại, cũng như vai trò của Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng trong diễn trình lịch sử kỹ nghệ chế tác đồ đá trên toàn thế giới.

Hệ thống di tích sơ kỳ Đá cũ An Khê đã được Hội đồng biên soạn Bộ lịch sử quốc gia đưa vào chính sử với giá trị là nơi xuất hiện người nguyên thủy sớm nhất ở Việt Nam.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch thông tin trong cuộc họp, Rộc Tưng-Gò Đá được công nhận di tích quốc gia đặc biệt là điều kiện để sớm hoàn thiện hồ sơ cao hơn đề nghị công nhận là di sản thế giới. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tiếp tục làm hồ sơ để công nhận bảo vật quốc gia đối với 1 số hiện vật khảo cổ.

Về định hướng bảo vệ, phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Rộc Tưng-Gò Đá, Phó chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Đối với Đá cũ cần được khoanh vùng bảo vệ và bảo tồn nguyên vẹn, không cho xây các công trình và có các tác động dưới 45 cm từ mặt đất trở xuống, chỉ cho canh tác nông nghiệp đơn thuần; kêu gọi các tổ chức nước ngoài có điều kiện đến nghiên cứu sâu và tổng hợp nhiều ngành hơn nữa đối với Đá cũ như địa chất, lịch sử… để có câu trả lời thuyết phục về tổ tiên loài người.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì cuộc họp
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì cuộc họp. Ảnh: Hoàng Ngọc

Gắn với đó sẽ là chiến lược phát triển khảo cổ học cộng đồng; tuyên truyền cho người dân ở vùng di tích có ý thức giữ gìn, bảo vệ; thực hiện canh tác, sản xuất nông nghiệp theo đúng quy định để bảo tồn nguyên vẹn di tích, đồng thuận với địa phương khi có dự án triển khai.

Về liên kết trong phát triển du lịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: “Phát triển du lịch đối với di tích khảo cổ Đá cũ là bài toàn khó, cần có chọn lọc. Bởi khai thác loại hình này cần phải có kiến thức, sự quan tâm sâu đến khảo cổ. Chúng tôi xác định chọn lọc các nhà khoa học, các sinh viên nghiên cứu Đá cũ trên thế giới quan tâm, vừa tạo điều kiện để họ du lịch, vừa nghiên cứu tại chỗ. Thời gian tới, tỉnh mong muốn các cơ quan truyền thông quảng bá rộng rãi hơn nữa giá trị đặc biệt của di tích khảo cổ Rộc Tưng-Gò Đá để mọi người dân hiểu và tự hào về lịch sử của con người Việt Nam, qua đó mọi người có sự tự tôn, tự hào dân tộc và tình yêu với quê hương đất nước và cùng chung tay bảo vệ di tích.

Truyền thông mạnh mẽ cũng sẽ thu hút các nhà khoa học trên thế giới tiếp tục quan tâm, có sự hợp tác trong nghiên cứu để có câu trả lời toàn diện rằng thung lũng An Khê là cái nôi cổ xưa của loài người trên thế giới”.

HOÀNG NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Thương hoài xứ nẫu

Thương hoài xứ nẫu

(GLO)- Tháng 5, nắng như dội lửa. Những dãy núi xa mờ nhòe màu sương khói như ai phủ lên một làn voan mỏng không che nổi nắng trời. Tôi tìm về xứ nẫu Bình Định trong cái nóng mùa hè hứa hẹn không dưới 40 độ C.
Tôi học vẽ

Tôi học vẽ

(GLO)- Ở tuổi ngoài 40, tôi sắm sửa họa cụ để học vẽ. Người đồng cảm thì động viên khi thấy tôi up một vài bức tranh lên mạng xã hội. Và hẳn là sẽ có người chép miệng mà rằng già rồi còn bày đặt vẽ vời.
Chập chờn xứ quê

Chập chờn xứ quê

(GLO)- “Trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội/Có một miền quê trong đi đứng nói cười” (thơ Nguyễn Duy). Ai trong đời chẳng có một quê hương, nhưng mất bao lâu ta mới nhận ra xa quê hương không phải là thoát ly “nguồn cội”.

Đôi cánh ước mơ

Đôi cánh ước mơ

(GLO)- Âm thanh reo vui, quen thuộc cất lên ngoài hiên. Tôi khẽ mở ô cửa, ngó lên tán cây xanh um. Những tia nắng đầu tiên loang loáng trên phiến lá như phủ một lớp phản quang khiến chúng sáng rực. Nhìn mãi mới thấy đôi chim sâu bé xíu đang chuyền cành, ríu ran không ngừng.
Thơ Hoàng Đăng Du: Nhớ làng

Thơ Hoàng Đăng Du: Nhớ làng

(GLO)- Làng quê với bao hình ảnh, âm thanh quen thuộc luôn khiến những người con tha hương bồi hồi, nhớ nhung khôn nguôi. Với tác giả Hoàng Đăng Du cũng vậy, bóng tre trưa hè, từng con ngõ, cánh đồng, dáng mẹ liêu xiêu vẫn luôn khiến ông thổn thức, nhớ thương.
Bảo tàng Louvre chuẩn bị di dời Mona Lisa

Bảo tàng Louvre chuẩn bị di dời Mona Lisa

Bức chân dung Mona Lisa có thể sẽ có một phòng riêng tại bảo tàng Louvre. Chủ tịch bảo tàng, bà Laurence des Cars, nói với đài truyền hình France Inter rằng quyết định này sẽ mang lại cho du khách, nhiều người trong số họ đến thăm Louvre chỉ vì Mona Lisa, một trải nghiệm tốt hơn.
Tiết mục Hồn chiêng Tây Nguyên (cụm Công đoàn số 1) đạt giải 3 thể loại múa tại hội diễn. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa: Sôi nổi Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động

(GLO)- Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) năm 2024 là hoạt động thường niên, tạo sân chơi bổ ích cho những người làm nghệ thuật không chuyên. Với sự chuẩn bị chu đáo, các cụm Công đoàn đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

(GLO)- Nhiều năm qua, nhiều hộ gia đình người Jrai ở xã Gào, TP. Pleiku đã tích cực gìn giữ các bộ cồng chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ việc làm này, đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương.