Xem bói cuối năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
         Cuối năm, khi nói về “tài chính” những người thân bên tôi đều có chung cách trả lời “lắc đầu” và chuyển ngay chủ đề khác cho qua chuyện. Nhưng cũng không ít người muốn biết những ngày năm mới “vận hạn”, “tiền tài”… của mình thế nào và họ cũng không tiếc “móc hầu bao” nộp “mê tín phí” nuôi những kẻ xưng danh “đồng cô, bóng cậu”.
Cô Tư ba tuổi đang xem bói. ảnh: Nguyễn Giác
Cô "Tư 3 tuổi" đang xem bói. Ảnh: Nguyễn Giác
         Giáp Tết, vào vai người cầu may, tôi tìm đến góc đường ngã tư Trần Phú- Trần Hưng Đạo. Trước mặt tôi là một người phụ nữ trạc 70 tuổi, bên cạnh là cái lon chứa bên trong dăm chục nang tre, đầu sơn đỏ, ở giữa những con số không tròn trịa được viết ngẫu nhiên từ 11- 65 để “tiên đoán” tương lai, quá khứ những người tìm đến bà. Đến trước tôi là nhóm ba cô gái trẻ đang độ tuổi ăn học, cùng hỏi về đường tình duyên. Như đã biết thủ tục, một cô móc ngay hầu bao tờ 20 ngàn đồng đặt xuống manh chiếu nhỏ, rồi chọn cho mình một con số như ý. Tiếng hai bên cùng nhau đối thoại: “Quẻ xăm 15, con này có nghề, có hậu, hay ăn hàng”. “Thế con có người yêu chưa bà?” “Duyên con này có chồng bất ngờ, đôi chân mày đen cong, tình ái long đong hết một hai thằng, thằng cao và thằng lùn”… “Thế bà coi người kia của con thế nào?…”. “Con này đang vui, có ý định sắm đồ… Mặc cho người qua lại, tiếng động cơ, tiếng còi inh ỏi, bên hỏi, bên trả lời xem như bên mình không có ai. Xong việc, các cô gái trẻ ra về mang theo tâm trạng người vui, kẻ buồn!
         Đến lượt tôi, do dự, bà xưng: “Tui ở Châu Đốc lên đây làm nghề này đã nhiều năm, nay đã 73 tuổi (tự nhận mình) có “dong cô Tư 3 tuổi” nhập cho ăn lộc thánh… coi nhiều rồi, không sai đâu con, đụng thứ gì tao cũng nói hết”. Sau khi đặt lễ 20 ngàn đồng vào chiếu, tôi tự chọn cho mình con số với quẻ xăm trên tay. Không như những người coi trước, ban đầu tôi hỏi: “Kinh tế năm nay suy sụp, vậy bà có biết tình hình năm đến thế nào không?” Tao làm nghề mà coi không được chắc bỏ nghề luôn. “Năm Tý làm ăn khổ lắm – chuột nó ăn hết, đến năm Sửu, ra Giêng kinh tế sẽ tốt hơn”. Sau một lúc, bà phán: “Thằng này qua năm là tốt lắm”. Cầm quẻ xăm trên tay, bà vừa nhìn tôi vừa nói… “Có khách đến, tôi phải nhường lại chỗ cho đôi vợ chồng tuổi trung niên đi con xe SH đậu trên vỉa hè, ngồi xuống. Bà từ từ chỉ dẫn cho vị khách “sộp” làm các thủ tục, bắt đầu phán… những điều tốt đẹp và có thể xen vào đôi dòng gây cho họ sự lo âu, hồi hộp cùng những cách thức giải hạn cho năm đến và nếu tốt hơn cho cả hai bên, bà có thể đến tận nhà để coi về gia đạo, hậu vận, tiền tài  như đã làm ở nhiều nơi mà bà đã nói cho tôi nghe.
         Hầu hết các “cô đồng, bóng cậu” đều biết cách cố tình tạo ra vẻ thần bí bằng nhiều hình thức khác nhau mục đích nói tốt để lấy tiền hoặc nói xấu gây tâm lý lo sợ cho những người “mua lo”  rồi trục lợi bằng các giải pháp mê tín dị đoan.
Khác với những tụ điểm hành nghề bói toán khác phải hoạt động bí mật, ít người biết, người tự xưng “cô Tư 3 tuổi’ vẫn ngang nhiên hoạt động giữa thanh thiên bạch nhật. Những ngày giáp Tết, các tụ điểm mê tín di đoan mọc lên mỗi lúc một nhiều, do nắm bắt tâm lý của nhiều đối tượng muốn xem vận mạng của mình thế nào, vô tình tạo cơ hội cho những hoạt động mê tín dị đoan có môi trường hoạt động và phát triển.
        Để có một cái Tết an toàn, lành mạnh, ngành chức năng cần triệt bỏ tận gốc nạn bói toán trong dịp Tết góp phần nâng cao nhận thức trong nhân dân vui những ngày vui trọn vẹn.
NGUYỄN GIÁC

Có thể bạn quan tâm

Phố khuya

Phố khuya

(GLO)- Thỉnh thoảng có việc ra ngoài, trở về nhà khi trời đã ngả dần về khuya, tôi thường chạy xe thật chậm. Dường như những lúc đó, luôn có một lý do níu tôi chậm lại để quan sát một đời sống khác, khi phố đã vào đêm.
Gia Lai: Thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Gia Lai: Thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

(GLO)- Tối 22-4, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP.Pleiku), Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai tổ chức hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày Mở đường Hồ Chí Minh-Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Phát triển văn hóa đọc

Phát triển văn hóa đọc

(GLO)- Trước sự chi phối mạnh mẽ của các loại hình giải trí cùng nhiều thiết bị công nghệ, việc “cạnh tranh” để xây dựng chỗ đứng nhất định của sách và văn hóa đọc trong đời sống là không hề dễ dàng.

Phố hoa

Phố hoa

(GLO)- Pleiku những ngày chớm hạ đủ sắc hoa rực rỡ, từ hoa dầu, hoa giấy đến bằng lăng, muồng hoàng yến, điệp vàng, phượng tím...
Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

(GLO)- Đôi khi, lòng hay tự hỏi: hoàng hôn dành cho ai, cho người trẻ hay tuổi già? Có phải, hoàng hôn ẩn dụ cho những gì đang gói ghém đi về miền xa cuối? Nó bầu bạn với cô đơn và gợi nhắc cái lụi tàn.