Người dân Ia Krai mong mỏi nguồn nước hợp vệ sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhiều năm qua, hàng chục hộ dân thôn 1 (xã Ia Krai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt do nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Theo ghi nhận của P.V, nguồn nước sinh hoạt của người dân ở đây chủ yếu lấy từ giếng đào và giếng khoan. Tuy nhiên, nhiều năm qua, người dân không thể sử dụng vì nước nhiễm dầu và phèn rất nặng. Để có nước sử dụng hàng ngày, bà con xây bể, tìm cách lắng lọc nhưng nguồn nước vẫn không đảm bảo. 
Anh Đậu Văn Lực cho hay: “Gia đình tôi đào giếng sâu hàng chục mét nhưng nước vẫn bị nhiễm phèn và hôi mùi dầu lửa. Nước giếng đóng váng và có một lớp cặn màu vàng. Mặc dù biết nguồn nước bị ô nhiễm nhưng gia đình vẫn phải sử dụng tắm giặt, còn ăn uống thì phải mua nước đóng bình”.
Giếng nước của gia đình anh Đậu Văn Lực nhiễm phèn rất nặng. Ảnh: Hà Phương
Giếng nước của gia đình anh Đậu Văn Lực nhiễm phèn rất nặng. Ảnh: Hà Phương
Trong khi đó, nước giếng của gia đình chị Nguyễn Thị Hường cũng bị nhiễm phèn rất nặng. Chỉ tay vào giếng đào, chị Hường cho biết, cứ khoảng vài tuần phải vệ sinh bể lọc, thay cát, than. “Sử dụng nước nhiễm phèn vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, vừa bất tiện đủ đường. Người dân trong thôn ai cũng mong mỏi có nguồn nước sạch để dùng hàng ngày nhưng chưa biết phải làm sao”-chị Hường cho biết.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Tấn-Chủ tịch UBND xã Ia Krai-cho hay: “Từ trước đến nay, nguồn nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã chủ yếu lấy từ các giếng đào, giếng khoan, chất lượng không được tốt. Chính quyền và người dân xã Ia Krai mong muốn ngành chức năng huyện Ia Grai sớm khảo sát và có phương án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch đảm bảo sức khỏe cho người dân”.
Ông Thái Anh Tuấn-Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ia Grai-cho hay: Sắp tới, Phòng phối hợp với các đơn vị chuyên môn kiểm tra mẫu nước, nếu xử lý được thì hướng dẫn các hộ dân mua thiết bị lọc, khử trùng để sử dụng. Còn trường hợp bị ô nhiễm nặng thì khảo sát để tìm nguồn nước đảm bảo đáp ứng nhu cầu của bà con.
HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.