Đi chợ thời có dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các chợ tại Đà Nẵng đồng loạt sử dụng phiếu để tiện kiểm soát và giãn cách, một 'giải pháp' mới ở địa bàn tâm điểm dịch Covid-19. Ngày đầu tiên áp dụng, nhiều người loay hoay trước cổng vì quên mang phiếu, chưa được phát phiếu…
 
Chốt kiểm soát vào chợ đầu mối Hòa Cường ẢNH: AN DY
Chốt kiểm soát vào chợ đầu mối Hòa Cường ẢNH: AN DY

Hôm qua 12.8, các chợ tại Đà Nẵng đồng loạt sử dụng phiếu để tiện kiểm soát và giãn cách, một 'giải pháp' mới ở địa bàn tâm điểm dịch Covid-19.

Lạ lẫm “tem phiếu”
Sáng qua, chợ đầu mối Hòa Cường (Q.Hải Châu) rào chắn hết các phía, chỉ mở 4 cửa chính có chốt kiểm soát dịch. Trúng vào ngày chẵn, nên ai có phiếu chẵn (màu hồng) mới được trạm soát phiếu giải quyết cho vào chợ. Ngày đầu tiên áp dụng, nên nhiều người loay hoay trước cổng vì quên mang phiếu, chưa được phát phiếu…
Sở Công thương TP.Đà Nẵng đưa ra quy định người vào các chợ truyền thống phải sử dụng phiếu do UBND các xã, phường cấp, ghi rõ ngày chẵn, lẻ. Trên phiếu, người dân cũng phải điền thông tin cá nhân (họ tên, địa chỉ, số điện thoại), ngày sử dụng phiếu...
Mỗi gia đình được phát 5 phiếu/15 ngày, cứ tầm 3 ngày đi chợ 1 lần, có giá trị cho bất kỳ chợ nào tại Đà Nẵng. Ban quản lý các chợ tiếp nhận phiếu có trách nhiệm thu lại phiếu, lưu theo ngày để phục vụ quá trình điều tra dịch tễ khi cần thiết.
Người có phiếu muốn vào chợ cũng phải qua đo thân nhiệt, giữ khoảng cách 2 m. Hơi “rắc rối” như vậy, nhưng nhiều người tỏ ra yên tâm hơn vì ai cũng biết chợ truyền thống luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cộng đồng rất cao.
 “Trước khi ra chợ, tôi lên danh sách những thực phẩm cần dùng đủ cho gia đình trong 3 ngày. Cũng phải tiết kiệm vì dịch bệnh chắc sẽ còn kéo dài... Ưu tiên những thực phẩm thời gian lưu trữ ngắn như rau, đậu sẽ dùng trước, củ quả dùng sau. Bớt số lần đi chợ sẽ an toàn hơn”, bà Huỳnh Thị Kim (P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu) vừa chọn hàng vừa nói.
Ghi nhận của PV Thanh Niên sáng qua ở các chợ lớn như chợ đầu mối Hòa Cường, chợ Đống Đa, chợ Nguyễn Tri Phương, chợ Hàn..., cho thấy tần suất vào chợ giảm hẳn và giãn cách đều khi áp dụng phương án “tem phiếu”. Tuy nhiên, vẫn còn số ít ý kiến tỏ ra không đồng thuận, vì áp dụng phương án trên, theo họ là “không cần thiết” trong điều kiện số người đến chợ không nhiều, việc quan trọng hơn cả là nên tập trung cho khâu giám sát tại chợ.
Đảm bảo truy vết dịch tễ khi cần
Có mặt ở chợ đầu mối Hòa Cường từ sáng sớm, ông Diệp Hoàng Thông Anh (Trưởng ban Quản lý chợ) thở phào khi ghi nhận lưu lượng, lượt người đến chợ có “vơi bớt” và đảm bảo giãn cách. “Việc quy định tần suất 3 ngày đi chợ 1 lần sẽ góp phần giải quyết được giãn cách, không tập trung cùng lúc quá nhiều người đến chợ. Người dân cũng sẽ có kế hoạch hơn khi đi chợ, giảm ra ngoài”, ông Anh nhận định.
Tại chợ Nguyễn Tri Phương (Q.Hải Châu), ông Nguyễn Nô và các thành viên Ban Quản lý chợ cũng thở phào trong ngày đầu đi chợ theo phiên. Ông Nô chia sẻ khi người dân cảm thấy yên tâm hơn và tự giãn cách khi vào chợ, những thành viên trong ban quản lý cũng đỡ vất vả hơn. Vì những ngày qua, chợ quá đông, thông tin dịch tễ các ca Covid-19 đến các chợ truyền thống thì cập nhật liên tục, lực lượng kiểm soát mỏng nên không nhắc xuể. “Cả ngàn người vào ra, chúng tôi biết kiểm soát dịch kiểu gì? Giờ mọi thứ đã dần đâu vào đó. Người mua yên tâm, chị em tiểu thương bán chậm lại một chút nhưng tất cả đều đỡ sợ lây dịch”, ông Nô nói.
Nhiều nhóm phụ nữ trên các diễn đàn cũng động viên nhau. “Biết là căng nhưng tất cả cũng chỉ vì giãn cách, chống dịch là mục tiêu hàng đầu”, “Nhiều bà con chưa kịp nhận phiếu thì đi chợ chậm lại 1 ngày cũng không sao, có thể mua tạm ở siêu thị”, “Đừng để đến lúc dịch bệnh tràn lan phải cấm cửa luôn thì lúc đó muộn mất rồi”…, những nội dung khích lệ, chia sẻ rộng khắp trên cộng đồng mạng.
Trong khi đó, ghi nhận tại một số khu vực ở Q.Sơn Trà, Q.Cẩm Lệ… đến chiều qua 12.8 vẫn còn nhiều người dân chưa nhận được phiếu vào chợ truyền thống, buộc phải mua tạm ở các chợ xép, tiệm tạp hóa, siêu thị nhỏ. Người lao động và sinh viên thuê trọ, những người không có hộ khẩu ở nơi cư trú, tạm trú cũng được kêu gọi kết nối với các chủ nhà trọ, tổ trưởng tổ dân phố để được hỗ trợ phiếu, thậm chí thông qua Mặt trận Tổ quốc để được hỗ trợ lương thực kịp thời khi cần...
Theo An Dy (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Đốn hạ rừng phòng hộ để săn ươi

Đốn hạ rừng phòng hộ để săn ươi

Với tính đặc thù và sự khan hiếm nên giá ươi luôn 'nhảy múa' theo mùa vụ. Giá cao khiến ngày càng đông người vào rừng săn ươi, dẫn đến tình trạng khai thác theo kiểu tận diệt, đốn hạ cây ươi để lấy quả, ảnh hưởng nghiêm trọng công tác bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên ở H.Bù Đăng (Bình Phước).
Đốn hạ rừng phòng hộ để săn ươi: Đánh dấu để tỉa cành, chặt hạ

Đốn hạ rừng phòng hộ để săn ươi: Đánh dấu để tỉa cành, chặt hạ

Cứ mỗi độ vào mùa, người dân lại đổ xô vào rừng săn lùng quả ươi. Để xí phần, nhóm người săn ươi đánh dấu bằng cách dùng dao, rựa chặt vạt tạo vết trên thân cây hoặc xịt sơn làm ký hiệu; và hầu hết cây ươi bị đánh dấu này đều chung số phận bị chặt hạ, tỉa cành để khai thác ươi.
'Hợp tác xã' của người trẻ - Bài 1: Khởi nghiệp nhờ… ao cá 'ế'

'Hợp tác xã' của người trẻ - Bài 1: Khởi nghiệp nhờ… ao cá 'ế'

“Hợp tác xã” là khái niệm tưởng chừng đã lùi vào “muôn năm cũ”. Tuy nhiên, nhiều người trẻ ở Đà Nẵng khởi nghiệp thành công, không chỉ làm giàu trên chính quê hương mà còn đem lại sinh kế bền vững cho người dân địa phương bằng mô hình kinh tế tập thể từ thời “ông bà anh” này.
GenZ gánh vác công việc với cộng đồng

GenZ gánh vác công việc với cộng đồng

Nguyễn Thị Lan Anh (sinh năm 2001) đang là Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp sinh thái và Du lịch cộng đồng Hòa Bắc (Hòa Vang, TP Đà Nẵng). Cô gần như là người trẻ nhất trong HTX, cũng là số ít người trẻ còn ở lại với công việc của một tổ du lịch cộng đồng.
'Bà tiên' gieo hy vọng

'Bà tiên' gieo hy vọng

Đã bước sang tuổi 82 nhưng hằng ngày bác sĩ Đỗ Thúy Nga vẫn làm việc tại Trung tâm Hy Vọng - nơi gần 60 em nhỏ khuyết tật trí tuệ đang được bà và các cô giáo chữa lành, khắc phục dần khiếm khuyết của các em.
Lời ru chim yến…

Lời ru chim yến…

Tôi vẫn tin một quy luật mặc định với những ai có cuộc sống gắn với tồn sinh của tự nhiên, rằng không quý không yêu, không trân trọng tử tế với thiên nhiên, thì cái giá trả không rẻ.