Để F0 không lo lắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Diễn biến những tuần qua trong và ngoài nước cho thấy đại dịch Covid-19 còn phức tạp. Để ứng phó với dịch bệnh, bên cạnh ý thức phòng bệnh của người dân, cần sự chuẩn bị kỹ về nhân lực, vật lực của ngành y tế...

Lâu nay hệ thống y tế, từ công đến tư, kể cả nguồn nhân lực thì TP.HCM hùng hậu nhất. Tuy nhiên, đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 vừa rồi là liều thuốc thử đối với khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân đối với hệ thống y tế của TP.HCM.

Đại dịch diễn biến nhanh, bất ngờ, đã khiến hệ thống y tế đông và mạnh của TP.HCM chao đảo, làm lộ ra những điểm yếu cần củng cố lại, nhất là y tế cơ sở.

TP.HCM có rất nhiều bệnh viện, trung tâm kỹ thuật cao, chữa được nhiều bệnh khó; và người dân khi có bệnh cũng dồn vào các tuyến trên. Vì vậy, người ta đã “bỏ quên” y tế cơ sở, nơi chăm sóc sức khỏe ban đầu, gần dân khi cần, như trận dịch vừa qua.

Dịch Covid-19 ập đến, thời điểm dịch lên đỉnh điểm, số lượng F0 (dương tính Covid-19) quá đông. Với hệ thống y tế cơ sở (trạm y tế, trung tâm y tế) không có đủ trang thiết bị, nhân lực thì quá mỏng, làm sao đáp ứng được với số F0 dồn dập như thế. Khi ấy, nhiều F0 tại nhà gọi y tế không được, tự vào bệnh viện thì không ai nhận, thuốc men không có... Tình thế ấy làm sao không khiến người dân lo lắng?

Với sự hỗ trợ từ trung ương và các địa phương, lập nên các trạm y tế lưu động, đến nhà điều trị, chăm sóc, phát thuốc cho F0... Từ đó cải thiện dần và thành phố bình yên trở lại, bước vào giai đoạn thích ứng an toàn với dịch.

Diễn biến của đại dịch khó lường, không biết khi nào dừng, nên việc chúng ta chọn giải pháp thích ứng an toàn với dịch Covid-19, mở lại các hoạt động, đi lại để hồi phục kinh tế được xã hội đồng thuận.

Mở ra, F0 tăng là dễ hiểu, nhưng điều quan trọng bây giờ ngoài ý thức phòng bệnh của người dân, thì TP.HCM cần chuẩn bị thật tốt cho y tế cơ sở, từ thuốc men, thiết bị, nhân lực..., nhằm đáp ứng hiệu quả phòng chống dịch; giúp người dân an tâm, giúp F0 không trở nặng gây quá tải cho bệnh viện tầng cao.

Bởi hiện nay lượng F0 cách ly tại nhà ở TP.HCM rất đông (hơn 60.000 ca). Những ngày gần đây, nhiều người dân phản ánh gia đình họ có F0 nhưng gọi y tế phường không được, có nơi gọi được thì nói không còn thuốc. Điều đó khiến người dân nghĩ rằng, y tế cơ sở bắt đầu đuối sức khi F0 gia tăng, nên họ lo lắng.

Sở Y tế vừa trình UBND TP.HCM phương án thí điểm cơ chế cho y tế tư nhân tham gia chăm sóc, điều trị F0. Đây cũng là phương án tăng cường việc tiếp cận chăm sóc F0 để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Theo THANH TÙNG (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).