Giải thưởng báo chí quốc gia và sứ mệnh của nhà báo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hôm qua, Lễ trao giải báo chí Quốc gia 2019 đã được tổ chức, vinh danh 103 tác phẩm báo chí xuất sắc nhất. Đó không chỉ là niềm tự hào của mỗi tác giả, mỗi cơ quan báo chí có tác phẩm đoạt giải mà là niềm tự hào chung của những người làm báo Việt Nam.

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm đoạt giải. Ảnh: PV
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm đoạt giải. Ảnh: PV



Bởi lẽ, sự vinh danh hôm qua cũng là một sự khẳng định vai trò, sứ mệnh của những người làm báo trong thời đại bùng nổ thông tin, sự xuất hiện của mạng xã hội tạo ra sự cạnh tranh, giành bạn đọc giữa báo chí chính thống và những thông tin trên mạng xã hội.

Cuộc cạnh tranh ấy đặt ra một vấn đề: Báo chí sẽ tự đánh mất “mặt trận” của mình nếu như không vững vàng, nếu như không mang lại những thông tin chính xác, mang lại sự thật đáp ứng yêu cầu của bạn đọc.

Đòi hỏi về một nền báo chí chất lượng cao chưa bao giờ được đặt ra bức thiết như hiện nay mà ở đó, phóng viên, toà soạn đóng vai trò trung tâm, quyết định để gây dựng lòng tin cho công chúng, bạn đọc.

Những giải thưởng hôm qua mang lại niềm tin lớn: Đó là vẫn còn rất nhiều nhà báo chấp nhận dấn thân, nhiều cơ quan báo chí đã khẳng định bản lĩnh bằng việc đưa ra những vấn đề nóng, những vấn đề đã từng được cho là “nhạy cảm”. Những vấn đề “nóng” đặc biệt là những tuyến bài phản ánh, phê phán tiêu cực, tham nhũng, cái xấu trong xã hội được tôn vinh lại chính là sự động viên, cổ vũ các nhà báo, cơ quan báo tiếp tục trên con đường báo chí cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng từ 95 năm trước.

Để dấn thân với nghề, dấn thân phục vụ bạn đọc người làm báo phải đối mặt với nhiều áp lực, nguy hiểm. Hầu hết những tác phẩm được giải đều có giọt mồ hôi, nước mắt, thậm chí có cả máu của nhà báo.

Có một điều chắc chắn là tác giả của những bài báo được vinh danh ngày hôm qua khi đặt bút viết đều không “vì giải thưởng”. Giải thưởng báo chí không phải là đích đến của họ. Sứ mệnh của mỗi nhà báo không phải “viết báo để lấy giải thưởng” mà cao hơn đó là “góp phần xây dựng một nền báo chí giàu tính chiến đấu, giàu tính nhân văn, chuyên nghiệp hiện đại” và mục tiêu của mỗi nhà báo “làm nghề là để phục vụ lợi ích của đất nước, nhân dân”.

Khi xác định và theo đuổi sứ mệnh ấy bằng tài năng, bằng dự dấn thân, dũng cảm thì các nhà báo, các toà báo sẽ có được sự ghi nhận không chỉ là những giải thưởng mà cao hơn, đó là lòng tin của bạn đọc, của người dân.

Với những nhà báo trẻ vinh dự được đứng trên bục nhận giải thưởng hôm qua thì ghi nhận chỉ là sự khởi đầu để họ tiếp tục vai trò, sứ mệnh của mình với “tâm sáng, bút sắc, lòng trong”.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/giai-thuong-bao-chi-quoc-gia-va-su-menh-cua-nha-bao-814169.ldo
 

Theo Hoàng Lâm (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).