Văn hóa... bắt tay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có người bạn ở nước ngoài bảo tôi: "Người Việt Nam rất chủ động đeo khẩu trang phòng chống virus nhưng vẫn vô tư bắt tay khi gặp nhau, không biết rằng đó là con đường dễ gây bệnh truyền nhiễm...".



Ngược lại, có người bạn trong giới khoa học còn bảo virus corona có gì mà phải sợ, nó tồn tại trong cuộc chiến sinh tồn của hệ sinh thái ở thời đại 4.0 như "chuyện thường ngày ở huyện".

Thực tế, diễn biến của dịch bệnh virus corona thay đổi từng giờ rất phức tạp, không chỉ đơn thuần lây qua đường hô hấp, tiếp xúc với bệnh nhân. Nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia Trung Quốc cảnh báo rằng virus corona mới có thể lây qua cả đường tiêu hóa.

Trong lúc Bộ Y tế khuyến cáo để phòng chống lây nhiễm phải rửa tay nhiều lần hằng ngày bằng nước rửa tay tiệt trùng, xà phòng hay dung dịch rửa tay có chất cồn thì hành vi bắt tay có lẽ cần được coi lại trong văn hóa ứng xử ở Việt Nam. Thời xưa, các cụ nhà ta gặp nhau thường vái để tỏ lòng tôn trọng lẫn nhau, còn trẻ em thường khoanh tay lễ phép chào hỏi người lớn.

Và trong những ngày chúng ta đang gồng mình đối phó với dịch corona, nghe ngành y tế khuyến nghị một số biện pháp phòng ngừa tối thiểu là khi giao tiếp nên đứng cách xa nhau một chút (để tránh nước bọt hay hơi thở không sạch phát tán) và thường xuyên phải rửa kỹ bàn tay của mình thì phải chăng đây là "cơ hội đã chín muồi" để đưa ra một khuyến nghị liên quan đến một cách hành xử rất phổ biến và tưởng như rất tự nhiên trong giao tiếp xã hội đương đại: Cần phải điều chỉnh lại hành vi... bắt tay!?

Trong thực tế, bàn tay với chức năng hàng đầu là công cụ tiếp xúc nên đó cũng là bộ phận cơ thể dễ bẩn nhất, chứa chất nhiều nguồn bệnh nhất; vì vậy mà ngành y tế khuyến nghị ngay trong cuộc sống đời thường (chứ không chỉ khi có dịch) phải rửa tay thường xuyên.

Hãy hạn chế việc bắt tay, ít nhất là trong thời điểm dịch bệnh này. Nên trở lại với cách thể hiện truyền thống của ông cha ta trước khi ta học (hay bắt chước) người phương Tây từ thời tiếp xúc đầu tiên, đặc biệt là thời thuộc địa với lối sống được coi là "tân thời". Đó là cách chào khá phổ biến ở phương Đông, đứng đối diện ở khoảng cách thích hợp và cúi chào nhau theo những mức độ, động tác phù hợp với mối quan hệ giữa hai hay nhiều người (như góc độ cúi đầu, tư thế và động tác của 2 bàn tay…).

Ở nhiều nước (như Nhật, Hàn, Thái, Lào...), thời nay, người ta vẫn chào theo cách này. Đương nhiên việc bắt tay vẫn duy trì nhất là trong đối ngoại nhưng nên cần "chuyên nghiệp" hơn, hạn chế những kiểu bắt tay tùy tiện, không đúng lúc và phải đúng quy ước (đàn ông chỉ bắt tay phụ nữ khi phụ nữ đưa tay ra trước, người nhỏ tuổi hơn chỉ bắt tay người lớn tuổi khi người lớn tuổi đưa tay ra trước...).

Tóm lại, nhân dịp ứng phó với đại dịch corona này, ta nên khởi động một tiến trình điều chỉnh từng bước nhằm hạn chế việc bắt tay nếu không cần thiết và tin rằng vấn đề "bàn tay sạch" theo nghĩa đen vẫn là một nhu cầu càng ngày càng phải quan tâm để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

 

Theo TS Tô Văn Trường (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).