Vụ "kho báu" dưới đáy biển Quảng Bình: Số tiền bị chìm cách đây 200 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo đánh giá bước đầu, "kho báu" tiền cổ được phát hiện dưới đáy biển Quảng Bình là loại tiền Việt Nam có niên đại thời Gia Long và Minh Mạng. Số tiền có thể đã bị chìm cách đây khoảng 200 năm trước.

Ngày 16-6, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình, cho biết cơ quan này vừa phối hợp với các nhà nghiên cứu lịch sử và bước đầu xác định ra được niên đại số "kho báu" tiền cổ được 3 ngư dân phát hiện dưới đáy biển, cách Vũng Chùa - Đảo Yến khoảng 1,5 hải lý.
 

3 ngư dân tự nguyện giao nộp
3 ngư dân tự nguyện giao nộp "kho báu" tiền cổ được phát hiện dưới đáy biển Quảng Bình



Theo đánh giá bước đầu, đây là loại tiền Việt Nam, chất liệu bằng đồng có pha thiếc, là loại tiền 7 phân/đồng xu, niên đại thời Gia Long (1802-1820) và Minh Mạng (1820-1840).

Các nhà nghiên cứu nhận định, số tiền có thể đã bị chìm cách đây khoảng 200 năm, hiện đã bị mục nát, giá trị vật chất không còn đáng kể, một số chưa bị mục nát có giá trị về lịch sử - văn hóa, phản ánh quá trình giao thương phát triển kinh tế - xã hội của những năm đầu thời kỳ nhà Nguyễn.


 

 Số tiền cổ có niên đại từ thời Gia Long, Minh Mạng
Số tiền cổ có niên đại từ thời Gia Long, Minh Mạng


Như Báo Người Lao Động Online thông tin, ngày 10-6, 3 ngư dân là Cao Văn Thịnh (57 tuổi), Đinh Ngọc Thoại (44 tuổi) và Cao Thanh Duy (21 tuổi, cùng trú thôn 19-5, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch), trong quá trình lặn bắt sò, ốc tại vùng biển Vũng Chùa - Đảo Yến đã phát hiện và trục vớt được khoảng 770 kg đồng xu kim loại.

Sau khi trục vớt, được sự vận động của Đồn Biên phòng Roòn, 3 ngư dân đã giao nộp tất cả số đồng xu kim loại nói trên cho Trạm Kiểm soát Biên phòng cảng Hòn La niêm phong, bảo quản.

Sau khi nhận được thông tin phản ánh, Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Bình đã phối hợp với Đồn Biên phòng Roòn và Cảng vụ Hàng hải Quảng Bình tiến hành kiểm tra, đánh giá bước đầu về hiện vật.

Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Bình đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các bước tiếp theo.

Theo HOÀNG PHÚC (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.