Cách phòng-chống dịch bệnh của người Tây Nguyên xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước kia, làng truyền thống của người Tây Nguyên là một khối cộng cư bền chặt, đầm ấm. Nhiều thế hệ cùng chung trong một mái nhà. Các ngôi nhà trong làng quây quần thành cụm san sát nhau, chỉ mấy bước là qua được nhau rất dễ dàng. Cơ bản đó là một khối độc lập, khép kín, tách biệt với thế giới bên ngoài, ít bị lây lan dịch bệnh từ vùng dân cư khác.
Làng thường cư trú ở trên đồi cao, khô ráo, quang đãng. Trong làng thường ít có cây cối rậm rạp. Vì vậy, người dân không có thói quen gầy dựng mảnh vườn trong làng. Vườn rau, cây ăn quả được trồng trong rừng, là vườn rừng. Tất cả các thứ ăn được đều để ở rừng, ở vườn rừng, nhà chòi, nhà rẫy, nhà đầm. Làng quanh năm chan hòa ánh nắng mặt trời. Đó là cách cư trú nhằm tránh thú rừng, giặc dã, rắn rết, bệnh tật.
Ngày xưa, hễ trong làng có người chết bất đắc kỳ tử, gọi là “chết xấu” thì thi thể người đoản mệnh không được đưa về làng, mà phải chôn ngay ngoài bìa rừng. Chôn xong thì bỏ mả luôn, không nuôi hồn ma, không đi lại thăm viếng.
Ảnh minh họa: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Ảnh minh họa: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Trong làng có người nghi bị dịch bệnh có thể lây lan, họ hàng phải làm một cái chòi trong rừng. Gia đình phải đưa người bệnh đi cách ly ở cái chòi đơn độc giữa chốn rừng sâu ấy. Hàng ngày, chỉ có người thân đi làm rẫy thì mang luôn thức ăn, nước uống cho người bị cách ly. Cuộc sống của người bệnh hoàn toàn khu biệt với dân làng. Trâu bò, heo bị dịch, ngoài việc thui đốt, làng cho thanh niên cầm cây gỗ đi gõ khắp cột nhà trong làng. Đám thanh niên vừa gõ, vừa luôn miệng đuổi tà ma ôn dịch, bao vây dồn dần ra cửa rừng, nơi mịt mùng hoang vắng. Xong việc thì rào làng, cấm cổng. Cổng làng được gài những cành cây rừng làm tín hiệu cảnh báo, người lạ không được vào trong làng.
Những năm 80 của thế kỷ trước, khi gia súc bị dịch bệnh, họ cũng đuổi dịch rồi cấm cổng làng. Lực lượng cán bộ thú y cũng bị ngăn chặn, phải thuyết phục rất khó khăn mới được vào làng chống dịch. Xét về mặt dịch tễ học, loại trừ những yếu tố mê tín dị đoan thì đó cũng là một giải pháp cách ly, giãn cách cần thiết khi có dịch bệnh đe dọa mà người Tây Nguyên đã thực hành từ thời xa xưa.
PHẠM ĐỨC

Có thể bạn quan tâm

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.