Phong tục đón năm mới ở quốc gia châu Á bí ẩn bậc nhất thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Là quốc gia bí ẩn bậc nhất thế giới và đón năm mới theo Âm lịch, Triều Tiên tổ chức Tết Nguyên đán ra sao là điều khiến không ít người tò mò.
Người Triều Tiên bày tỏ lòng thành kính với hai cố lãnh đạo những ngày đầu năm mới (ảnh: NY Times)
Người Triều Tiên bày tỏ lòng thành kính với hai cố lãnh đạo những ngày đầu năm mới (ảnh: NY Times)
Trước khi giành được độc lập, hai miền Triều Tiên bị sáp nhập vào Nhật Bản và phong tục đón Tết theo Âm lịch cũng bị xóa bỏ. Mãi đến năm 1989, Tết Nguyên đán ở Triều Tiên mới khôi phục và được coi là một trong những lễ hội quan trọng nhất năm.
Tết cổ truyền ở Triều Tiên chỉ kéo dài từ 2 – 3 ngày. Người dân Triều Tiên cho rằng, nếu nghỉ lễ quá dài, con người có thể trở nên lười biếng. Ở Triều Tiên, không có kỳ nghỉ lễ nào dài hơn 3 ngày.
Trong những ngày đầu năm mới, người Triều Tiên vẫn giữ được nhiều nét truyền thống của Tết Nguyên đán như tặng lì xì cho trẻ em, chơi trò chơi dân gian, treo câu đối, thả diều và bắn pháo hoa.
Tuy nhiên, dịp Tết Nguyên đán, ngoài việc tưởng nhớ tổ tiên, người Triều Tiên còn thể hiện sự kính trọng với cố lãnh tụ Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) và cố lãnh đạo Kim Chính Nhật (Kim Jong-il).
Tết Nguyên đán là dịp để người Triều Tiên sum họp, nghỉ ngơi (ảnh: Korea Times)
Tết Nguyên đán là dịp để người Triều Tiên sum họp, nghỉ ngơi (ảnh: Korea Times)
Cùng với việc thăm mộ tổ tiên, người Triều Tiên cũng sẽ tới đặt hoa và cúi đầu trước hai bức tượng lớn của ông Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật ở Bình Nhưỡng.
Ngày đầu năm mới, người dân Triều Tiên sẽ mặc bộ đồ truyền thống hanbok đẹp nhất để đón Tết. Con cháu sẽ quỳ lạy ông bà, cha mẹ để tỏ lòng biết ơn. Phong tục này gọi là “sebae” ở Triều Tiên.
Giống như những nước Đông Á khác, người Triều Tiên cũng đến thăm nhà nhau để chúc tết trong dịp năm mới. Công việc này thường do đàn ông đảm nhận. Người Triều Tiên quan niệm việc để phụ nữ xông đất đầu năm là điều không may.
Những người đàn ông Triều Tiên sẽ đến chúc tết họ hàng, bạn bè với một chai rượu khoảng 500 ml mang theo bên mình. Khi đến chúc tết ở mỗi nhà, họ sẽ rót một ly rượu và cùng uống với gia chủ. Hành động này mang ý nghĩa chúc chủ nhà một năm mới nhiều sức khỏe, hạnh phúc.
Phong tục chúc tết bằng rượu được người Triều Tiên duy trì trong cả thời kỳ kinh tế còn khó khăn. Việc bắt gặp những người đàn ông có khuôn mặt đỏ hồng vì uống rượu ở Triều Tiên ngày đầu năm mới không có gì là xa lạ.
Songpyeon – món ăn truyền thống của người Triều Tiên dịp năm mới ảnh: Korea Times)
Songpyeon – món ăn truyền thống của người Triều Tiên dịp năm mới ảnh: Korea Times)
Tết Nguyên đán ở Triều Tiên cũng không thể thiếu hai phong tục là đuổi quỷ và đốt tóc.
Người Triều Tiên sẽ bện một hình nộm bằng rơm, nhét tiền vào trong ruột và vứt ra đồng trong ngày đầu tiên của năm mới. Điều này mang ý nghĩa tống khứ ma quỷ, cầu may mắn trong năm mới.
Chiều mùng 1 Tết, người Triều Tiên sẽ đem số tóc rụng mà họ thu được trong cả một năm ra đốt. Hành động này nhằm mong ước một năm mới bình an, xua đuổi bệnh tật, xui xẻo.
Songpyeon – bánh gạo hình bán nguyệt – là món ăn phổ biến của người Triều Tiên trong những ngày Tết. Songpyeon làm bằng bột mì, nhân đậu ngọt và được trang trí khá bắt mắt.
Bắn pháo hoa mừng năm mới ở thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên (ảnh: NY Times)
Bắn pháo hoa mừng năm mới ở thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên (ảnh: NY Times)
Cơm thuốc cũng là món ăn không thể thiếu của người Triều Tiên trong dịp Tết Nguyên đán. Món ăn này được chế biến từ cơm nếp, trộn với dạt dẻ, táo, mỡ và nguyên liệu đặc biệt quan trọng là mật ong. Ở Triều Tiên, mật ong có nhiều công dụng nên được người dân coi như thuốc chữa bệnh. Cơm mật ong vì vậy gọi là cơm thuốc.
Người Triều Tiên quan niệm ăn món cơm thuốc trong những ngày Tết thì cả năm sẽ gặp nhiều điều may mắn, ngọt ngào và hạnh phúc.
Theo Vương Nam (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.