Vì sao tượng binh mã trong lăng Tần Thủy Hoàng có mắt một mí?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Để giải thích cho điều kỳ lạ này trong lăng Tần Thủy Hoàng, giới chuyên gia đã đặt ra không ít các giả thuyết ly kỳ và hấp dẫn. Thế nhưng liệu rằng đâu mới là sự thật?
Nhắc tới lăng mộ Tần Thủy Hoàng, nhiều người sẽ nhớ ngay tới những bức tượng binh mã từng gây chấn động ngành khảo cổ thế giới khi mới được phát hiện.
Cho tới ngày nay, các giai thoại huyền bí xoay quanh đội quân đất nung này vẫn là chủ đề nhận được sự quan tâm của hậu thế.
Trong số đó, có một bí ẩn mà cho tới ngày nay vẫn còn gây tranh cãi. Cụ thể là theo chuyên trang phân tích lịch sử Trung Quốc Qulishi, các bức tượng binh mã được phát hiện đều sở hữu đôi mắt một mí.
Phải chăng điều kỳ lạ này có ẩn chứa huyền cơ nào đó mà chúng ta chưa hề hay biết?
Giả thuyết thứ nhất: Những bức tượng binh mã trong lăng Tần Thủy Hoàng được mô phỏng theo đặc điểm của người Hán cổ xưa

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Không ít các chuyên gia cho rằng mặt rộng, mũi hếch, mắt một mí là những đặc điểm ngoại hình đặc thù của người Hán thời xưa. Còn các đặc điểm như mắt hai mí, mũi cao… đều là nhờ pha trộn với những dân tộc khác nên sau này mới có.
Trong khi đó, người dân Tần quốc được cho là sở hữu đặc trưng ngoại hình của người Hán ở giai đoạn cũ. Vì vậy việc tượng binh mã đều chỉ có mắt một mí là một cách diễn tả chân thực về đặc điểm ngoại hình của người nước Tần thời bấy giờ.
Dựa vào các họa phẩm và những bức tượng thời xa xưa, không khó để nhận thấy các mỹ nhân ở vào giai đoạn trước thời nhà Đường, nhà Tống cũng đều sở hữu đôi mắt một mí. Vì vậy, đây có thể xem là nét đặc thù của người Trung Hoa cổ đại.
Sau này, do dung hợp với dòng máu của nhiều dân tộc khác, nét nổi bật về ngoại hình nói trên mới dần dần thay đổi.
Giả thuyết thứ hai: Ảnh hưởng của quá trình khai quật
Ngoài cách giải thích trên, nhiều chuyên gia cũng tin rằng những bức tượng binh mã ở quần thể lăng Tần Thủy Hoàng vốn được tạo tác mô phỏng từ người thật, cho nên sở hữu nhiều hình thái khác nhau, tất nhiên sẽ có người mắt một mí và mắt hai mí.
Tuy nhiên phần mí mắt được các thợ thủ công thời bấy giờ vẽ bằng thuốc màu, vì vậy do ảnh hưởng của việc tiến hành khai quật, lại thêm sự tàn phá của thời gian, các bức tượng này đã trải qua quá trình oxy hóa khiến cho màu sắc phai nhạt, mắt hai mí từ đó cũng biến thành mắt một mí.
Giả thuyết này cũng được cho là có cơ sở, bởi đã từng có học giả chứng minh rằng tượng binh mã quả thực từng được tô màu, chỉ có điều trải qua thời gian nên màu sắc mới bị phai nhạt đi mà thôi.
Giả thuyết thứ ba: Thợ thủ công thời xưa ăn bớt nguyên liệu

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Ngoài 2 giả thuyết nói trên, còn có một giả thuyết khác còn cho rằng trong quá trình tạc tượng, mắt một mí dễ làm hơn mắt hai mí. Vì vậy để đẩy nhanh các công đoạn tạo tác, rút ngắn thời gian hoặc là cắt xén nguyên liệu, những thợ thủ công thời xưa đã chọn cách chỉ làm mắt một mí.
Tuy nhiên hầu hết các ý kiến đều cho rằng khả năng xảy ra của giả thuyết này là vô cùng thấp, bởi số nguyên liệu để làm ra mắt 2 mí cho những bức tượng này cũng không đáng kể là bao.
Đó là chưa kể tới quá trình giám sát nghiêm ngặt thời bấy giờ, cùng với đó là sự tàn bạo khét tiếng của Tần Thủy Hoàng. Vì thế việc các thợ tạc tượng bất chấp tính mạng để làm việc này gần như là không thể.
Cho tới ngày nay, lý do tại sao những bức tượng được tìm thấy ở quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng đều chỉ sở hữu đôi mắt một mí vẫn còn là một bí ẩn.
Mặc dù có không ít giả thuyết được đặt ra nhằm giải đáp cho bí ẩn này, thế nhưng đó hết thảy cũng chỉ là suy diễn của hậu thế mà thôi.
Và chắc hẳn phải chờ tới khi lăng Tần Thủy Hoàng được khai quật hoàn toàn mới, bí ẩn nói trên có lẽ mới có cơ hội được làm sáng tỏ.
Trần Quỳnh (Theo Doanh Nghiệp Việt Nam/Dân Việt)

https://danviet.vn/vi-sao-tuong-binh-ma-trong-lang-tan-thuy-hoang-co-mat-mot-mi-20210118112432378.htm

Có thể bạn quan tâm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.
Nối dài những đường tơ

Nối dài những đường tơ

(GLO)- Kết nối những giá trị vượt thời gian của thổ cẩm Tây Nguyên vào thời trang, nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh đã khiến thổ cẩm thăng hoa trên các sàn diễn trong nước và quốc tế hàng thập kỷ qua.