Đầu tư hơn 96 tỷ đồng cho dự án bảo vệ phục hồi sinh thái rừng Mỹ Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 22-10, Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

Lễ trao quyết định thành lập Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn
Lễ trao quyết định thành lập Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn


Việc thành lập Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn nhằm bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và các loài động thực vật hoang dã hiện có. Đồng thời, bảo vệ môi trường, phục hồi hệ sinh thái rừng, các giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Dự kiến, giai đoạn 2020-2025, Khu bảo vệ cảnh quan Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn sẽ được đầu tư trên 96 tỷ đồng, bao gồm vốn từ các doanh nghiệp đầu tư du lịch trong khu bảo vệ cảnh quan, một phần vốn từ ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình quản lý, bảo vệ và phát triển, phục hồi sinh thái rừng, giáo dục môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và xây dựng cơ sở hạ tầng.

 

 Quần thể di tích Mỹ Sơn
Quần thể di tích Mỹ Sơn


Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn với quy mô 1.160ha nằm trên địa giới hành chính 2 xã Duy Phú, Duy Hòa (Duy Xuyên) và giáp ranh với xã Duy Sơn (Duy Xuyên), Sơn Viên (Nông Sơn). Trong đó phân khu bảo vệ cảnh quan di tích có diện tích 1.138ha (chiếm tỷ lệ 98,1%).

Hiện nay, các cánh rừng thuộc Khu bảo vệ cảnh quan Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn có 37 loài thú sinh sống, đặc biệt còn tồn tại một số loài thú quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam như: Cu li lớn, Tê tê Zava, Mèo rừng, Cầy hương…. Ngoài ra, còn có 238 loài thực vật, thuộc 18 chi, 82 họ là những đơn vị cấu thành hệ thực vật Việt Nam, trong đó có một số loài nguy cấp, đe dọa bị tuyệt chủng cần được bảo tồn như Chò đen, Giền trắng, Thành ngạnh nam...

Theo NGỌC PHÚC (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.