Nghệ nhân tượng nhà mồ nơi phố núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mỗi nhà mồ của người Tây Nguyên ẩn chứa một bí mật về tính cách, sở thích lúc sinh thời của người đã mất; là sự gửi gắm, sẻ chia, tiếc thương và bầu bạn của người sống dành cho người đã khuất. Đồng hành với tín ngưỡng này là nghề thủ công độc đáo mang đậm bản sắc của cộng đồng các dân tộc bản địa Tây Nguyên - nghề tạc tượng gỗ.

 

“Nghệ sĩ nông dân” Ksor Hnao sáng tạo từ bản năng với niềm tin mình làm được tượng gỗ là do thần linh (Giàng) ban cho khả năng ấy. Mỗi bức tượng là sự sáng tạo riêng.
“Nghệ sĩ nông dân” Ksor Hnao sáng tạo từ bản năng với niềm tin mình làm được tượng gỗ là do thần linh (Giàng) ban cho khả năng ấy. Mỗi bức tượng là sự sáng tạo riêng.




Là người con Gia Rai, ngụ tại làng Kép, phường Đống Đa, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ksor H’nao nổi tiếng không chỉ trong làng mà khắp Gia Lai và cả nước về tài tạc tượng gỗ dân gian Tây Nguyên của mình. Ksor H’nao am hiểu sâu sắc và tâm huyết với các giá trị văn hóa của người Gia Rai. 60 năm tuổi đời, Ksor Hnao đã có hơn 40 năm cầm rìu tạc tượng. Vì vậy, tượng nhà mồ không chỉ là tình yêu, đam mê mà còn là duyên nợ với ông. Tác phẩm tượng của ông mang đậm phong cách dân gian, mộc mạc, gợi tả nhưng luôn sống động với người và vật là những hình ảnh gần gũi, dung dị với đời sống của bà con. Ngoài việc tham gia tạc tượng nhà mồ phục vụ nghi thức bỏ mả, ông còn tham gia các cuộc thi tạc tượng gỗ dân gian trong và ngoài tỉnh, đạt giải cao.

Theo nhịp sống hiện đại, ngày nay, người Jrai ở Tây Nguyên đã không làm lễ Pơ Thi nữa, vì vậy, tượng nhà mồ dần bị mai một. Nghệ nhân Ksor Hnao bày tỏ: Hiện nay, lũ trẻ không còn mặn mà với văn hóa truyền thống của dân tộc nữa, đặc biệt là nghệ thuật tạc tượng nhà mồ. Chính vì thế, ông tích cực tham gia hoạt động truyền dạy cho thế hệ trẻ, từ tổ chức, tái diễn các lễ hội truyền thống, diễn tấu, chế tác nhạc cụ tre nứa, diễn tấu cồng chiêng và chỉnh chiêng đến tạc tượng.


 

Bằng các dụng cụ thô sơ như rìu, rựa, đục, các nghệ nhân đã thổi hơi thở cuộc sống thường nhật vào trong từng thớ gỗ, tạo nên những mảng, khối hình học, gợi tả thần thái nhân vật.
Bằng các dụng cụ thô sơ như rìu, rựa, đục, các nghệ nhân đã thổi hơi thở cuộc sống thường nhật vào trong từng thớ gỗ, tạo nên những mảng, khối hình học, gợi tả thần thái nhân vật.
 Nghệ nhân để tượng thô mộc màu gỗ nguyên sơ.
Nghệ nhân để tượng thô mộc màu gỗ nguyên sơ.



Hy vọng rằng, có nhiều hơn nữa những nghệ nhân Ksor Hnao để văn hóa truyền thống dân tộc được lưu truyền và trường tồn với thời gian.
 

https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/nghe-nhan-tuong-nha-mo-noi-pho-nui-802018.ldo

Theo Lê Bích (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.