29 quả bóng đá ma quái trong hang động những loài người khác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hàng chục vật thể kỳ dị mang hình dạng những quả bóng tròn bằng đá, đã được những loài người tuyệt chủng tạo ra trước khi chúng ta xuất hiện.

 

Nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà khảo cổ Ella Assaf từ Đại học Tel-Aviv (Israel) đã kiểm tra 29 viên đá tròn kỳ lạ mang hình dạng quả bóng được tìm thấy ở hang Qesem, một địa điểm định cư cổ xưa được cho là có niên đại từ 400.000-200.000 năm trước.

Đây không phải là nơi duy nhất những quả bóng ma quái này xuất hiện. Hàng trăm vật thể tương tự, không rõ lý do được tạo ra, đã từng xuất hiện ở rất nhiều địa điểm khảo cổ trên khắp bán cầu, trong đó quả bóng xưa nhất có niên đại tới 2 triệu tuổi. Điều đó có nghĩa nó đã được khai sinh bởi những loài người khác, đã tuyệt chủng, vì loài người hiện đại Homo sapiens chúng ta chỉ mới xuất hiện trên địa cầu hơn 300.000 năm. Từ trước đến nay, giới khảo cổ vẫn coi những quả bóng như một vật thể ma quái và khó lý giải.


 

3 trong số những quả bóng kỳ dị được khai quật - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
3 trong số những quả bóng kỳ dị được khai quật - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp



Những quả bóng đá được chọ nghiên cứu lần này có 1 quả là đá lửa, còn lại được tạo ra từ đá dolomit hoặc đá vôi, được khai thác từ những nơi xa xôi. Có lẽ chủ nhân của chúng đã mang theo như những tài sản quý giá khi di cư từ nơi khác đến Qesem.

Trong số 29 quả bóng, có 10 quả có dấu vết hao mòn do sử dụng và dư lượng vật chất rõ ràng. Chính các dấu vết này đã đưa các nhà khoa học đến câu trả lời bất ngờ: loại vụn vật chất bám trên đó chính là màng bóng của xương hữu cơ, sợi collagen và chất béo động vật, và quả bóng đơn giản là dụng cụ đập vỡ xương. Trước đó, tủy xương đã được chứng minh là dạng thực phẩm quan trọng đối với các loài người tiền sử thời kỳ này.

Điều đặc biệt hơn là khi các nhà khảo cổ thử so sánh các quả bóng với các dụng cụ nhân tạo hiện đại hơn để đập xương, có vẻ công cụ tiền sử này hữu hiệu hơn hẳn: loại đá cung cấp độ bám nahast định dể cầm nắm, hình dạng tròn giúp chúng rất khó vỡ và kết cấu cực kỳ linh hoạt để sử dụng. Xương được đập vỡ khá gọn gàng giúp cho việc lấy tủy dễ dàng.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học PLOS One.

Theo A. Thư (NLĐ, Sputnik, Science Alert)

Có thể bạn quan tâm

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.