Đoàn kết-giá trị cốt lõi trong Tư tưởng Hồ Chí Minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong Hồ Chí Minh toàn tập (12 tập), các nhà nghiên cứu đã khảo sát và đưa ra con số thống kê có đến hơn 40% bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung tư tưởng “đoàn kết”. Có thể thấy, đoàn kết là một nội dung lớn, mang giá trị cả về lý luận và thực tiễn xuyên suốt cuộc đời cách mạng của Người.
Kế thừa và phát huy truyền thống “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” của dân tộc ta cùng những tinh hoa tư tưởng của nhân loại tiến bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng khái niệm “đoàn kết” lên thành chân lý, thành chiến lược cách mạng. 
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết toàn dân tộc là để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc. Trong Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku ngày 19-4-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta”.
Bác Hồ làm việc ở chiến khu Việt Bắc năm 1952 (ảnh tư liệu).
Bác Hồ làm việc ở chiến khu Việt Bắc năm 1952 (ảnh tư liệu).
Trong Thư gửi đồng bào Nam bộ năm 1946, Bác cũng có những lời khuyên rất chân thành và thấm thía về sự đoàn kết: “Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhưng vắn dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta… Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ, như thế mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang”.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết trong nước đòi hỏi phải thật sự có chiều sâu, có hiệu quả. Người giải thích: “Đoàn kết thực sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân”. Sự thống nhất về mục đích, lý tưởng của Đảng giúp cho đảng viên và toàn thể nhân dân “chung một bóng cờ” để gây dựng sức mạnh của Đảng, sức mạnh của dân tộc. Người nhấn mạnh: “Đảng ta thật vĩ đại, vì ngoài lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác”.
Đoàn kết thống nhất trong Đảng cũng là tư tưởng và hành động nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay từ khi Đảng ta mới ra đời, nguy cơ chia rẽ giữa các tổ chức cộng sản năm 1930 là có thật. Hiểu rõ ý nghĩa quan trọng của việc đoàn kết thống nhất, bằng tài năng và uy tín của mình, cộng với sự chỉ đạo và giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, Bác đã hành động một cách mau lẹ, cẩn trọng, kiên quyết để triệu tập Hội nghị thành lập Đảng tháng 2-1930. 
Người khẳng định: Vấn đề đoàn kết có tầm quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Đảng. Đoàn kết là nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng, một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Người căn dặn: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Bởi theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết, nhất trí trong Đảng là hạt nhân để giữ gìn và phát huy truyền thống và sức mạnh của đoàn kết toàn dân. 
Là một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn trăn trở về đoàn kết quốc tế. Trong lúc cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam bước vào giai đoạn ác liệt, đứng trước những bất hòa đang tồn tại trong phong trào cộng sản quốc tế, với trách nhiệm của người cộng sản chân chính, Người tự sự: “Là người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hòa hiện nay giữa các đảng anh em”. Đó chính là cách Bác chuyển tải tới những người cộng sản chân chính trên thế giới quan điểm và trách nhiệm của mình vì sự đoàn kết quốc tế của những người cộng sản. Trong Di chúc, Người xác định trách nhiệm của Đảng ta đối với sự bất hòa ấy như sau: “Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý có tình”. Người bày tỏ niềm tin “các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại”.  
Có thể thấy rằng, những lời căn dặn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện tình yêu thương bao la và khát vọng lớn lao về đoàn kết trong nước, trong Đảng và đoàn kết quốc tế. Song quan trọng nhất, xuyên suốt nhất vẫn là lời căn dặn được coi là “khuôn vàng thước ngọc” về sự đoàn kết cho mai sau đó là: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
 NGÔ MINH HIỆP

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên tình yêu biển đảo

Nhân lên tình yêu biển đảo

(GLO)- Trong 2 năm (2021-2022), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã tổ chức thành công 2 cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo theo hình thức trắc nghiệm online. Qua đó, khơi gợi, hun đúc tình yêu biển đảo trong các tầng lớp nhân dân.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

(GLO)- Sáng 20-12, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 17 điểm cầu cấp huyện. Các đồng chí: Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
"Đại thụ" làng Phung

"Đại thụ" làng Phung

(GLO)- Hơn 20 năm qua, với vai trò Trưởng thôn rồi Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Phung (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh), ông Siu Bi Ai đã vận động người dân thi đua lao động sản xuất, đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

(GLO)- Từ ngày 10 đến 15-12, Công an tỉnh tổ chức cho 30 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại Hà Nội và một số tỉnh miền Trung. Đây là hoạt động thường niên nhằm động viên những người có uy tín có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc“.
Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

(GLO)- Từ các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện phương châm sống “tốt đời-đẹp đạo“, đồng bào theo đạo Công giáo và Tin lành đã góp phần cùng Nhân dân các dân tộc trong tỉnh ra sức lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đang tập trung giải ngân các nguồn vốn cho vay hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ cho các xã và thôn, làng đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

(GLO)- “Các cấp Hội cần chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các cấp, các ngành chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh, cựu quân nhân; động viên cựu chiến binh nêu cao ý chí tự lực, tự cường, quan tâm, tạo điều kiện giúp nhau sản xuất, kinh doanh, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp“-Là nội dung Thông báo số 365/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

(GLO)- Trong số 299 chủ tịch ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và trưởng ban công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2017-2022 vừa được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tuyên dương tại Thủ đô Hà Nội, Gia Lai có 5 cá nhân. Trở về từ hội nghị, mọi người rất tự hào và quyết tâm phấn đấu trở thành những “thỏi nam châm“ trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân như lời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dặn dò.
Gương sáng làng Dôr 1

Gương sáng làng Dôr 1

(GLO)- Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Yơu (làng Dôr 1, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) còn đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới và đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.