9X cất bằng đại học về trồng tre, bị chê "tơi bời khói lửa", nay thu lãi gấp 10 lần lương công chức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trước đây, ai cũng chê cười anh Bùi Đức Tuyển (SN 1992, trú tại Xuân Áng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ) vì học đại học ra về quê trồng tre, nuôi lợn, trồng tre. Vậy nhưng, từ trồng tre lấy măng, nuôi lợn,...anh Tuyển thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm, gấp cả chục lần lương công chức.
Chí trai trẻ gác bằng đại học về quê trồng tre
Đến xã Xuân Áng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ những năm gần đây, mọi người dễ dàng nhận thấy cây tre Mạnh Tông xuất hiện ở khắp nơi. 
Cả vùng Xuân Áng xanh biếc, bạt ngàn tre Mạnh Tông như vậy, tất cả là do anh Bùi Đức Tuyển (SN 1992, trú tại Xuân Áng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ) gây dựng.

Từ mô hình trồng măng tre Mạnh Tông của anh Tuyển, giờ nhiều người ở xã Xuân Áng (huyện Hà Hòa, tỉnh Phú Thọ) đã học tập, trồng theo
Từ mô hình trồng măng tre Mạnh Tông của anh Tuyển, giờ nhiều người ở xã Xuân Áng (huyện Hà Hòa, tỉnh Phú Thọ) đã học tập, trồng theo
Do hoàn cảnh gia đình, năm 2013, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán, Học viện Tài chính, anh Tuyển về quê nuôi lợn, trồng mít và trồng tre Mạnh Tông.
"Thời ấy, nhiều người cũng tỏ vẻ chê cười rằng "học đại học cho phí tiền vì vẫn về cuốc đất, nuôi lợn". Tuy nhiên, với tôi, khi về quê làm nông nghiệp, kiến thức học được từ đại học đã giúp tôi rất nhiều. Với lại, suy cho cùng, dù làm cái gì, làm ở đâu thì muốn thành công cũng không dễ dàng gì, phải phấn đấu, phải nỗ lực, phải tìm tòi, phải sáng tạo...và thêm tí "phải" liều", anh Tuyển tâm sự.
Cũng theo anh Tuyển, khi mới về quê, anh phải vay mượn tiền của nhiều người, cắm sổ đỏ vay 300 triệu đồng từ ngân hàng để đầu tư xây chuồng trại, mua cây giống. Sau đó, anh thuê 5ha đất, làm chuồng trại nuôi lợn, mua tre giống.

Cất bằng cử nhân tài chính chuyển sang làm nông nghiệp, cụ thể là về quê nuôi lợn, trồng tre, thời gian đầu anh Tuyển cũng bị không ít dị nghị
Cất bằng cử nhân tài chính chuyển sang làm nông nghiệp, cụ thể là về quê nuôi lợn, trồng tre, thời gian đầu anh Tuyển cũng bị không ít dị nghị
"Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu về loại cây phù hợp với thổ nhưỡng, tôi thấy là cây tre có sức sống rất mãnh liệt, có thể sống trên mọi vùng đất. Việc chăm sóc cũng có lợi thế là không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, dễ chăm sóc nên tôi đã quyết định trồng tre Mạnh Tông", anh Tuyển chia sẻ.
Khi mới bắt đầu trồng tre Mạnh Tông, anh Tuyển cũng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, do tre Mạnh Tông phát triển chủ yếu ở miền Nam, chưa được trồng nhiều ở miền Bắc, nên anh rất thiếu nguồn cây giống. 
Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau, khi cây tre Mạnh Tông bố mẹ phát triển, anh Tuyển đã nhân giống được các cây giống con, chủ động được nguồn giống tre Mạnh Tông.
Theo anh Tuyển, cây tre Mạnh Tông giống đạt tầm 60cm thì cây bắt đầu ra búp non, bộ rễ phát triển đều. Ngoài ra, khi bắt đầu hạ giống, những chiếc rễ cái bắt đầu đâm qua bầu. Sau khoảng 2 tuần thì cây giống sẽ trồng được.

Những đọt măng tre Mạnh Tông mập ú trong trang trại tổng hợp của chàng trai 9X Bùi Đức Tuyển, xã Xuân Áng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
Những đọt măng tre Mạnh Tông mập ú trong trang trại tổng hợp của chàng trai 9X Bùi Đức Tuyển, xã Xuân Áng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
Chia sẻ về kỹ thuật trồng tre Mạnh Tông, anh Tuyển cho biết, trước khi trồng tre Mạnh Tông, cần dọn thực bì, chuẩn bị hố và phân bón đầy đủ. Sau khi trồng từ 20 - 30 ngày, cần tiến hành kiểm tra toàn bộ vườn trồng.
Nếu cây chết, phải tiến hành trồng dặm lại nhằm kịp thời thay thế cây bị chết, cây kém chất lượng để vườn phát triển đồng đều. Trong 2 - 3 năm đầu, khi vườn tre Mạnh Tông còn nhỏ, chưa khép tán thì có thể trồng xen các loại hoa màu khác giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Cây tre Mạnh Tông thường cho thu hoạch măng ổn định sau 3 năm, mỗi tháng có thể thu hoạch từ 4 - 5 lượt. Mỗi đọt măng tre Mạnh Tông thường nặng từ 2 - 3kg, có đọt nặng tới 6 - 7kg. 
Đặc biệt, khi thu hoạch, không được thu hoạch ngọn măng quá sát gốc, phải để lại mầm để lứa măng kế tiếp mọc lên. 
Trồng tre lấy măng cho thhu nhập gấp 10 lần lương công chức
Hiện tại, với 1.200 gốc tre Mạnh Tông, mỗi năm anh Tuyền thu hoạch khoảng 7 tấn măng. Với giá măng tre Mạnh Tông hiện tại dao động từ 15.000- 20.000 đồng/kg, trừ chi phí, anh Tuyền thu về từ 600 - 700 triệu đồng/năm.

Mỗi năm, trừ những chi phí, anh Tuyển thu lãi được từ 600 - 700 triệu đồng từ vườn trồng măng tre Mạnh Tông.
Mỗi năm, trừ những chi phí, anh Tuyển thu lãi được từ 600 - 700 triệu đồng từ vườn trồng măng tre Mạnh Tông.
Ngoài nguồn thu từ măng, trang trại lợn, gà và mít cũng giúp anh thu về thêm được vài trăm triệu mỗi năm. Bây giờ lại nhiều người trêu rằng, anh Tuyển gác bằng đại học về làm nông nghiệp mà thu về gấp cả chục lần lương công chức.
Ông Lê Quốc Tuấn, Chủ tịch UBND xã Xuân Áng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ cho biết, mô hình trồng tre Mạnh Tông lấy măng của anh Tuyển đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều người quanh vùng đã làm theo và thu về kết quả tốt. 
Đây cũng là một hướng đi rất tốt, đem lại hiệu quả cao. Sắp tới, chính quyền xã sẽ tăng cường định hướng cho người dân trồng tre Mạnh Tông và có thể đưa vào trồng theo chuỗi liên kết. 
Còn theo anh Tuyển, thời gian tới anh sẽ xây dựng mô hình hợp tác xã theo hướng khép kín từ giống đến trồng và chế biến các sản phẩm từ cây măng để tăng thêm nguồn thu.
Theo Bình Hùng (Dân Việt)

https://danviet.vn/phu-tho-9x-cat-bang-dai-hoc-ve-trong-tre-bi-che-toi-boi-khoi-lua-nay-thu-lai-gap-10-lan-luong-cong-chuc-20210404141012049.htm

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.