Người Sài Gòn ăn món lạ của chàng trai 9x mất 3 tháng để học kho cá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từng mang hồ sơ đi xin việc ở nhiều nhà hàng, chàng trai Nha Trang 9x chỉ nhận được cái lắc đầu vì những hình xăm trên cơ thể, anh quyết định khởi nghiệp bằng đặc sản quê nhà.

 Xôi cá cơm, món ăn lạ đang được “săn lùng” bởi dân Sài thành. Ảnh: Trịnh Thanh
Xôi cá cơm, món ăn lạ đang được “săn lùng” bởi dân Sài thành. Ảnh: Trịnh Thanh



Trên mạng xã hội, ẩm thực Sài Gòn gần đây xuất hiện món ăn lạ lẫm: Xôi cá cơm. Tìm đến quán ở số 7D, đường Trương Quốc Dung, Q.Phú Nhuận (TP.HCM), tôi mới biết ý tưởng này là của anh Nguyễn Lê Cao Kỳ (25 tuổi).

Hiện tại, anh Kỳ đang bán chính tại chi nhánh 219A, đường Nguyễn Thái Bình, Q.Tân Bình (TP.HCM).
3 tháng để học… kho cá

Những ngày còn nhỏ, anh Kỳ thích mê món xôi cá cơm. Gần nhà anh tại Nha Trang, có các cô, các bà chuyên bán món ăn này vì cá cơm ở đó rất nhiều và tươi. Lên Sài Gòn được 3 năm, anh học nghề bếp trong một trung tâm có tiếng và được đào tạo cả ẩm thực Á và Âu.


 

 Chàng trai 9x khởi nghiệp với gánh xôi cá cơm, đặc sản của quê nhà
Chàng trai 9x khởi nghiệp với gánh xôi cá cơm, đặc sản của quê nhà



Ra trường, anh cầm hồ sơ xin việc ở nhiều nhà hàng nhưng đều bị từ chối vì những hình xăm trên người. “Người ta từ chối thì mình thôi, mình đi tìm tòi những cái khác để kinh doanh.

Lúc trước, mình đi bán giày kiếm thêm thu nhập. Nhưng nghĩ mình lớn rồi cần phải làm một cái gì đó và dựa trên những cái mình sẵn có. Mình là người Nha Trang, mình có sẵn nguồn cá tươi, thơm ngon thì cớ gì mà không sử dụng”, anh Kỳ chia sẻ.

Nhận thấy ở Sài Gòn, món xôi cá cơm ít người bán, anh về quê nhà và đi học cách kho cá của những người phụ nữ vùng biển. Anh chia sẻ: “Mình mất 3 tháng để học và biết cách kho cá. Học xong, mình bán thử trên mạng cho người quen, bạn bè”.


 

Nồi cá kho thơm nức mũi. Anh Kỳ cho biết cá cơm kho để được lâu vì khi kho nước đầu, cá chỉ vừa tới, vẫn còn màu nâu đục. Trước giờ bán, anh hâm cá lại, vừa sôi là tắt bếp ngay.
Nồi cá kho thơm nức mũi. Anh Kỳ cho biết cá cơm kho để được lâu vì khi kho nước đầu, cá chỉ vừa tới, vẫn còn màu nâu đục. Trước giờ bán, anh hâm cá lại, vừa sôi là tắt bếp ngay.



Những người bán xôi cá cơm ở Nha Trang đa phần là người lớn tuổi, đã buôn bán mấy chục năm nên họ không cần cân, đo chính xác.

“Họ làm quen tay rồi nên chỉ ướm chừng gia vị ướp cá. Còn mình đã quen với công thức và tỷ lệ cụ thể. Do vậy, mặc dù bỏ ra 3 tháng để học ở Nha Trang khi vào Sài Gòn mình phải chỉnh sửa nhiều lần mới có được công thức ưng ý”, anh Kỳ tâm sự.

Muốn có được hương vị cá cơm kho ngon, cá phải tươi và được sơ chế sạch sẽ để không bị tanh. Cá mà để đông lạnh lâu khi kho sẽ bị nát, muốn biết độ ngon của cá chỉ cần nhìn cuối nồi cá nát nhiều hay ít.

Anh Kỳ lấy cá từ Nha Trang, đặt mối ghe quen đem vào Sài Gòn. Bí quyết kho cá ngon của anh không nằm ở gia vị cầu kì. Bởi anh chỉ sử dụng nước mắm, đường và ớt, những gia vị đơn giản để giữ được hương vị “thuần” của cá cơm.

Đặc biệt, một nồi cá kho của anh phải mất 2 - 3 tiếng và canh lửa cẩn thận để cho nồi cá kho thành phần có màu sắc bắt mắt, cá còn nguyên con không nát.


 

Ngoài cá cơm kho, món ăn còn được kết hợp với trứng cút, mỡ hành và hành phi
Ngoài cá cơm kho, món ăn còn được kết hợp với trứng cút, mỡ hành và hành phi


Bán 200 phần/ngày

Mọi công việc từ chế biến đến lên ý tưởng, thiết kế gánh xôi đều do anh Kỳ tự làm. “Bạn bè và gia đình nói làm vậy là cực, con trai dẫu sao cũng không gọn gàng bằng con gái. Mình làm bếp nhiều khi cũng bừa bộn dữ lắm nhưng nghĩ cái này là cái mình thích và đây là công việc tương lai của mình nên cố gắng học hỏi, đi các chợ để coi giá cả, nguyên liệu và ý tưởng trang trí quán”, anh Kỳ cười, nói.

Khi mới mở, quán chỉ bán khoảng 20 phần xôi mỗi ngày. Sau 2 tháng kinh doanh, số lượng của hai chi nhánh xôi cá cơm gần 200 phần/ngày. “Một ngày chỉ có 1 khách mình cũng thấy vui nữa, chỉ cần một vị khách lạ tới ăn hộp xôi của mình và cảm nhận rồi sau này quay lại.

Mình không có nản vì mình tự tin về cá của mình. Nhiều khách họ dặn mua cá riêng để về ăn với cơm, hôm nào cá dư thì mình bán chứ cá ít thì mình không bán đâu”, anh chia sẻ.


 



Bị từ chối tại nhiều nhà hàng, anh lựa chọn con đường kinh doanh để lập nghiệp. Những lần bị từ chối đã tạo cho anh tâm thế bình tĩnh trước những khó khăn
Khi nghe tên món, tôi thắc mắc vì trước giờ ăn xôi thường đi kèm với pa tê, chả, thịt heo hay dăm bông chứ chưa hề nghe tới cá cơm kho. Thưởng thức một hộp xôi cá cơm loại nhỏ với giá 15 nghìn đồng, tôi cảm nhận được hương vị của biển.

Cá cơm kho rất thơm, chỉ cần mở nắp nồi đã bay mùi ngây ngất. Xôi được phết một lớp mỡ hành rồi chan nước cá kho lên trên và ăn kèm với trứng cút, hành phi giòn giòn. Khi ăn, xôi nếp giúp tôn hương vị của cá cơm lên một bậc. Món ăn nhất định phải ăn nóng vì để nguội cá bị tanh, khó ăn.

Chị Phúc (Q.Tân Bình) chia sẻ: “Lần đầu nghe món này tôi thấy hơi lạ vì ít người kết hợp như vậy. Tôi thấy cá ở đây ngon, ăn với xôi không bị ngấy nên cũng hay ghé mua”.

Quán mở bán từ 7 giờ sáng đến 6 giờ tối mỗi ngày. Xôi luôn được nấu mới liên tục để đảm bảo độ nóng, dẻo thơm của nếp. Khác với ở Nha Trang, người ta gói xôi vào lá chuối bỏ túi đem đi. Anh Kỳ chọn hộp nhựa trong, lót lá chuối bên dưới để tiện cho thực khách sử dụng.

Hỏi anh về dự tính sắp tới, anh chia sẻ: “Sắp tới, mình mong mở được thêm một số chi nhánh khác ở các quận trong thành phố, mở một quán ăn với món chính là xôi cá cơm, có bàn ghế để khách vừa ăn sáng, uống cà phê. Một không gian bình dân dành cho người lao động lẫn nhân viên văn phòng”.

 

Trịnh Thanh (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.