Nhất nghệ tinh...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Dù thời đại công nghệ 4.0 phát triển đến đâu cũng không thay thế được đôi bàn tay khéo léo, óc quan sát tỉ mỉ của con người. Với nhiều người, “nghệ tinh” dù không giúp họ “thân vinh” nhưng vẫn sống được với nghề.
1. Tôi dừng xe bên vệ đường ngây nhìn đôi bàn tay người đàn ông vóc người đậm chắc, da nâu sậm, tuổi ngoài 60 miết nhịp nhàng con dao rèn lên mặt viên đá mài lõm được cố định trên chiếc băng gỗ ngắn. Đợi ông dừng tay đưa đầu ngón tay thử độ bén con dao, tôi chủ động bắt chuyện thì được biết mọi người quen gọi ông là ông Ba, sinh sống ở Pleiku đã hơn 30 năm bằng nghề mài dao kéo-cái nghề tưởng chừng ai cũng làm được khi vào bếp hay bán thịt cá, thế nhưng cũng cần có kỹ năng nhất định. Bằng chất giọng quê xứ Nẫu mộc mạc, chậm đều, ông cho hay: “Với viên đá mài đúc sẵn, cát ở mỗi mặt có khác nhau. Mặt có cát hạt lớn dùng để “mài phá” những lưỡi dao bị mẻ, bị quăn mép; mặt kia, hạt cát mịn dùng để mài bén. Khi “mài phá”, phải giữ lưỡi dao có độ nghiêng, cần dùng nhiều lực giữ và đưa con dao. Nếu mài bén, lưỡi dao gần như song song với mặt viên đá, chỉ đưa qua đưa về nhịp nhàng, thi thoảng cho vài giọt nước, một lúc là xong”.
  Ông Ba ngồi “tác nghiệp” bên vệ đường. Ảnh: Đ.P
Ông Ba ngồi “tác nghiệp” bên vệ đường. Ảnh: Đ.P
Rồi ông Ba cởi mở tấm lòng nói về nghề: “Nghề mài dao kể cũng đơn giản thôi nhưng người nội trợ, đầu bếp nhà hàng, tiểu thương bán thịt cá ít có thời gian nên phải nhờ đến chúng tôi. Riêng tôi, ít khi dùng đến máy mài dù vẫn chở theo, vì nó nhanh làm hỏng nước thép vật dụng. Mài tay tuy nhọc người, tốn thời gian nhưng độ bén và tuổi thọ của vật dụng cao hơn hẳn. Hỏi về thu nhập, ông Ba tình thật: “Tôi chỉ mài cho khách hàng quen. Công việc bắt đầu từ hơn 5 giờ sáng, đến chừng 10 giờ là xong. Tiền kiếm được cũng đủ ngày công lao động phổ thông, trang trải cuộc sống thường nhật cho vợ chồng già. May mắn trời cho tôi sức khỏe, con cái đã trưởng thành. Ngẫm lời người xưa: “Tri túc, đãi túc, tiện túc, hà thời túc/Tri nhàn, đãi nhàn, tiện nhàn, hà thời nhàn” mà sống, thế thôi”.
2. Được anh bạn giới thiệu một địa chỉ đáng tin cậy, tôi gom đống giày dép mòn đế, đứt chỉ, bung quai, há mõm, tróc xi… của cả gia đình mang đến hiệu giày Bảo Nhi (42 Cách Mạng Tháng Tám, TP. Pleiku) để sửa chữa. Đón khách, nhận hàng là người phụ nữ luống tuổi trông rất chân quê, giọng xứ Huế nhẹ như gió thoảng. Đúng hẹn, tôi đến nhận hàng về. Ôi chao, mớ giày dép cũ của tôi trông như vừa mới được mua về! Mà giá tiền công sửa chữa lại rẻ đến bất ngờ! Có phải chỉ đẹp và rẻ đâu, còn bền nữa.
Lần khác lại mang hàng đến, chị bảo ngồi đợi lấy luôn. Thì ngồi lên trên chiếc đòn gỗ, chờ và… “tám”. Chị kể: “Ông nhà tôi là thợ đóng giày chuyên nghiệp, có thâm niên mấy mươi năm làm nghề. Hiệu giày mang tên “Bảo Nhi” là do lấy tên con gái đầu. Từ ngày mở rộng đường, diện tích nhà trở nên mỏng lét, chiều sâu chỉ còn có 2 m, sức cạnh tranh mua bán vì thế mà giảm hẳn. Thì chuyển sang sửa chữa giày là chính. Tính ông nhà tôi chịu khó, không buồn nản trước biến sự, được tôi chung sức ở những công đoạn đơn giản, vợ chồng cóp nhặt từng đồng tiền lẻ từ việc sửa giày. Tiếng lành đồn xa, khách nhiều làm không hết việc từ sớm đến tận đêm, thu nhập cũng chẳng đến nỗi nào”.
3. “Đây là nghiệp đã trót mang lấy và theo. Bởi nghiệp nên đam mê, chẳng hơn thua, được mất… chứ thu nhập từ việc ngồi khắc chữ trên miếng mi ca bán làm quà lưu niệm cho du khách đến tham quan “đôi mắt Pleiku” kiếm bữa cơm độ nhật đã khó nói gì đến những chuyện khác”-ông Nguyễn Xuân Ánh (SN 1959) dừng bút ngước nhìn tôi tâm sự.
Ông Ánh cho biết, mỗi sản phẩm miếng mi ca kích thước 20x30 cm đã được đề thơ và tranh minh họa giá bán ra chỉ 90.000 đồng, trừ chi phí nguyên vật liệu, công sức bỏ ra thì lời lãi chẳng là bao. Đã thế, khách hàng còn kỳ kèo mặc cả, hay có em học sinh muốn mua nhưng không đủ tiền thì ông vẫn bán. Làm nghệ thuật không phải so đo tính toán làm gì! Thế mà ngày nắng cũng như mưa, 10 năm qua, ông vẫn đều đặn cùng cây bút hợp kim ngồi ghi lại những dòng thơ sưu tầm và sáng tác trên những miếng mi ca làm quà cho du khách đến Biển Hồ. Ngoài những ngày lễ, Tết, ông vẫn miệt mài ngồi viết. “Tình yêu với chữ, với thiên nhiên và con người giục tay tôi động chữ, níu giữ chân tôi ở lại nơi này”-ông Ánh tâm tình.
Dù công nghệ khắc chữ bằng máy vi tính bùng nổ với đủ kiểu chữ, thực hiện được trên mọi chất liệu đã ảnh hưởng nhiều đến nghề viết chữ thủ công nhưng ông Ánh vẫn giữ nghề. Bởi quan niệm: “Nghiệp chữ tuy vất vả, không đem lại thu nhập cao nhưng được vui cùng niềm vui của du khách, có thiên nhiên, con người hồn hậu, thảo thơm!”.
Cứ vậy, những con người chân chất ấy đã nuôi sống bản thân, gia đình bằng những nghề không quá đỗi cao siêu. Mới thấu nghĩa câu cách ngôn: “Nhất nghệ tinh…”.
 ĐÌNH PHÊ

Có thể bạn quan tâm

Rah Lan H’Nhum: “Cán bộ giỏi-phong trào mạnh”

Rah Lan H’Nhum: “Cán bộ giỏi-phong trào mạnh”

(GLO)- Chị Rah Lan H’Nhum-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Dun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) được mọi người biết đến bởi sự gắn bó, hết lòng với công tác Hội. Chị là gương sáng về “cán bộ giỏi-phong trào mạnh” và là điểm tựa vững chắc của phụ nữ ở địa phương.

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Hành trang sau khi rời quân ngũ

Hành trang sau khi rời quân ngũ

(GLO)- Những ngày cận Tết, toàn tỉnh Gia Lai có hàng ngàn chiến sĩ trở về địa phương sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Chia tay đơn vị, nơi từng gắn bó trong suốt 2 năm với bao kỷ niệm khiến mỗi chiến sĩ không khỏi bịn rịn, lưu luyến.
Thu nhập khấm khá nhờ nuôi dúi

Thu nhập khấm khá nhờ nuôi dúi

Anh Phùng Ngọc Thuật (30 tuổi), ngụ xã Lai Đồng, H.Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, quyết định rời TP.HCM về quê nuôi dúi và đã bước đầu thành công khi mỗi tháng thu được 40-50 triệu đồng.